Một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí BJM, khám phá mối liên hệ giữa nhịp sinh học, các kiểu ngủ, chất lượng giấc ngủ và khả năng nhận thức.
Chronotype (thời gian sinh học) là sở thích tự nhiên của cơ thể đối với việc thức và ngủ. Tổ chức Sleep Foundation giải thích rằng chronotype của mỗi người chịu ảnh hưởng từ di truyền và được điều khiển bởi nhịp sinh học (chu kỳ 24 giờ là một phần của đồng hồ sinh học bên trong cơ thể).
Theo báo cáo của Thư viện Y khoa Quốc gia, những người có kiểu thời gian buổi sáng thường hoạt động hiệu quả vào buổi sáng sớm. Nên họ thường ngủ và thức dậy sớm. Những người có kiểu thời gian buổi tối, còn được gọi là kiểu thời gian muộn hoặc cú đêm, thích hoạt động vào buổi tối. Những người này thường ngủ và thức dậy muộn.
Nhiều người xem điện thoại đến nửa đêm mà vẫn rất tươi tỉnh
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu UK Biobank, khảo sát trên 26.820 người tham gia trong độ tuổi 53 – 86 được phân thành hai nhóm.
Thời lượng giấc ngủ, kiểu thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ do người tham gia tự báo cáo. Chức năng nhận thức được đánh giá thông qua các bài kiểm tra máy tính chuẩn hóa. Theo Springer, chức năng nhận thức bao gồm các lĩnh vực: nhận thức, trí nhớ, học tập, sự tập trung, ra quyết định và khả năng ngôn ngữ.
Điểm hiệu suất của nhận thức được đánh giá dựa trên các thông số về giấc ngủ và các yếu tố liên quan đến sức khỏe và lối sống bao gồm: giới tính, tuổi tác, huyết áp, tiểu đường, lượng rượu tiêu thụ, thói quen hút thuốc và chỉ số BMI cơ thể.
Họ phát hiện ra rằng: “Sự khác biệt về kiểu thời gian sinh học, đặc biệt là kiểu trung tính và kiểu buổi tối, có liên quan đến chức năng nhận thức vượt trội”.
Nghiên cứu nhấn mạnh vào chất lượng giấc ngủ, quan trọng nhất là ngủ đủ
Thời gian ngủ thông thường (7- 9 tiếng/ngày) có tác động tích cực đến điểm số nhận thức, trong khi thời gian ngủ kéo dài tác động tiêu cực đến điểm số của cả 2 nhóm.
Nguồn: vtv.vn
Đang gửi...