Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng dấu vết những giống người sơ khai, bao gồm con người, vượn châu Phi và tổ tiên đã xuất hiện ở lục địa đen vào khoảng 7 triệu năm trước.
Theo giới nghiên cứu, điều này cho thấy rằng vượn nhân hình có thể đã tiến hóa đầu tiên ở châu Âu trước khi di cư sang châu Phi.
"Những phát hiện của chúng tôi cho thấy thêm rằng vượn người không chỉ tiến hóa ở Tây và Trung Âu mà còn trải qua hơn 5 triệu năm tiến hóa ở đó và lan sang phía đông Địa Trung Hải trước khi phân tán sang châu Phi. Đây có thể là do kết quả của việc thay đổi môi trường và diện tích rừng bị suy giảm", giáo sư David Begun thuộc Đại học Toronto (Canada), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết trên tờ The Telegraph.
"Bằng chứng mới này ủng hộ giả thuyết rằng người vượn có nguồn gốc từ châu Âu và phân tán sang châu Phi cùng với nhiều loài động vật có vú khác từ 9 đến 7 triệu năm trước, mặc dù nó không chứng minh điều đó một cách dứt khoát", Giáo sư Begun nói thêm.
Theo chuyên gia này, để chứng minh giả thuyết mới, cần phải tìm thấy nhiều hóa thạch hơn từ châu Âu và châu Phi từ khoảng 7 đến 8 triệu năm trước để cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa 2 nhóm.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu khác nói rằng những phát hiện này không thách thức sự hiểu biết hiện có về nguồn gốc của con người.
Bất ngờ hé lộ từ "nghĩa địa" lâu đời nhất thế giới ở châu Phi
Giáo sư Chris Stringer, trưởng nhóm nghiên cứu về tiến hóa loài người tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (Anh) cho biết: "Đây là một cuộc tranh luận kéo dài liên quan loài vượn lớn và nguồn gốc của chúng ta".
"Tôi không nghĩ phát hiện này thay đổi nhiều so với các cuộc thảo luận trước đó, vốn kết luận rằng các bằng chứng hiện tại cho thấy vượn nhân hình có nguồn gốc ở châu Phi từ tổ tiên vượn Miocene. Loài vượn này không giống bất kỳ sinh vật sống nào [hiện tại]".