Hồi chuông cảnh tỉnh đối với văn hóa làm việc tiêu cực ở Nhật Bản

11:08 - 23/03/2024

Đài CNN đưa tin gia đình của một bác sĩ Nhật Bản tự tử vì áp lực công việc đã mở họp báo nhằm kêu gọi thay đổi đối với văn hóa làm việc được cho là độc hại của quốc gia này.

 

Tháng 5 năm ngoái, bác sĩ Takashima Shingo, 26 tuổi, ở Nhật Bản đã chọn cách tự tử vì áp lực khi phải làm việc lố 200 giờ/tháng so với thời gian quy định. Một năm sau, gia đình của vị bác sĩ đã kêu gọi sự thay đổi ở quốc gia vốn bị ảnh hưởng bởi văn hóa làm việc quá sức.

Đài truyền hình NHK dẫn lời luật sư của gia đình cho biết bác sĩ Takashima đã làm việc lố hơn 207 giờ/tháng và không nghỉ một ngày nào trong suốt 3 tháng liền.

Hồi chuông cảnh tỉnh đối với văn hóa làm việc tiêu cực ở Nhật Bản

Văn hóa làm việc tại Nhật Bản được đánh giá là độc hại và ảnh hưởng lớn đến người lao động

Trung tâm Y tế Konan, nơi bác sĩ Takashima làm việc, đã bác bỏ những cáo buộc về việc buộc nhân viên làm ngoài giờ. Tuy nhiên, vào tháng 6, cơ quan thanh tra lao động của chính phủ đã phán quyết cái chết của bác sĩ trẻ là một sự cố có liên quan công việc do anh phải làm việc nhiều giờ. Phán quyết đã nhấn mạnh áp lực to lớn đặt lên các nhân viên y tế.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, nước này từ lâu đã phải vật lộn với văn hóa làm việc quá sức và kéo dài, khi nhân viên ở nhiều lĩnh vực bị phạt phải làm thêm giờ, hoặc luôn chịu áp lực quá lớn từ người quản lý.

Việc chịu đựng căng thẳng như vậy trong thời gian dài đã làm tổn hại sức khỏe tâm thần của nhân viên, thậm chí còn gây ra hiện tượng gọi là "karoshi" hay "tử vong do làm việc quá sức".

Trong một cuộc họp báo vào cuối tuần trước, gia đình bác sĩ Takashima nói rằng con trai họ đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt vọng. "Không có ai để ý đến con cả, con tôi luôn nói với tôi như vậy. Tôi nghĩ môi trường làm việc đã đẩy con tôi ấy đến bờ vực thẳm", bà Takashima nói.

Bà nói thêm: "Tôi chân thành mong muốn môi trường làm việc của các bác sĩ sẽ được cải thiện để điều tương tự không xảy ra nữa trong tương lai".

Anh trai của bác sĩ Takashima cũng cho rằng 200 giờ làm thêm trong 1 tháng là một con số không thể tin được, đồng thời lên án cách bệnh viện quản lý lao động.

Trong cuộc họp báo tuần trước, Trung tâm Y tế Konan đã phản bác những tuyên bố từ gia đình bác sĩ Takashima. Cơ quan này cho rằng đôi khi các nhân viên bệnh viện ở lại để học hỏi thêm về kiến thức chuyên môn, chứ không phải làm việc. Trả lời CNN, một phát ngôn viên của bệnh viện nói rằng họ không coi trường hợp này là làm việc ngoài giờ và sẽ ngừng bình luận về vấn đề này trong tương lai.

Một số trường hợp làm việc quá sức đã gây chú ý trong nước và toàn cầu trong những năm qua. Năm 2017, các quan chức Nhật Bản kết luận một phóng viên chính trị 31 tuổi, qua đời năm 2013 do suy tim vì làm việc nhiều giờ. Theo NHK, cô đã làm lố 159 giờ vào tháng trước khi cô qua đời.

Tuy nhiên, tình trạng kiệt sức do làm ngoài giờ vẫn đặc biệt cao trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy hơn 1/4 bác sĩ Nhật Bản phải làm việc tới 60 giờ một tuần, trong khi 5% làm việc tới 90 giờ và 2,3% làm việc tới 100 giờ.

 
 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...