Cấp dưới bị cáo Trịnh Văn Quyết nói 'không được hưởng lợi gì'

14:51 - 23/07/2024

Nhiều cấp dưới của bị cáo Trịnh Văn Quyết đều khai thực hiện hành vi sai phạm vì được nhờ, không biết mục đích phạm tội, không hưởng lợi gì ngoài tiền lương hằng tháng.

Ngày 22.7, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác.

Sau khi đại diện Viện KSND Hà Nội (VKS) công bố bản cáo trạng dài hơn 100 trang, HĐXX tuyên bố chuyển sang phần xét hỏi. Trước khi thẩm vấn, tòa yêu cầu cách ly bị cáo Trịnh Văn Quyết, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (em gái bị cáo Quyết) và bị cáo Lê Văn Tuấn (kiểm toán viên Công ty TNHH kiểm toán và kế toán Hà Nội CPA).

Cấp dưới bị cáo Trịnh Văn Quyết nói

Các bị cáo tại tòa ngày 22.7

Phúc Bình

Theo cáo buộc của VKS, bị cáo Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng. Các bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, qua đó thu lợi bất chính hơn 723 tỉ đồng.

Bị cáo Quyết còn sai phạm khác là cùng đồng phạm thực hiện nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng. Các bị cáo sử dụng thông tin của nhiều cá nhân là nhân viên, người quen để ký các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, ủy thác đầu tư…, sau đó tạo lập hồ sơ để đề nghị niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, bán cho nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng.

Trả lời tại tòa, nhiều bị cáo là nhân viên thuộc "hệ sinh thái" FLC hoặc người thân quen của bị cáo Quyết thừa nhận việc được nhờ đứng tên để ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc ủy thác đầu tư. Những người này còn cho mượn giấy tờ tùy thân để em gái bị cáo Quyết là Trịnh Thị Minh Huế thành lập các pháp nhân, mở tài khoản chứng khoán… Tuy vậy, các bị cáo đều khẳng định thực hiện hành vi sai phạm vì được nhờ, không biết mục đích phạm tội, không hưởng lợi gì ngoài tiền lương hằng tháng.

Điển hình là bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, em gái bị cáo Quyết và là chị gái bị cáo Huế, thừa nhận có ký các hợp đồng ủy thác với tổng giá trị 368 tỉ đồng. Tuy nhiên khi ký, bị cáo Nga không được em gái nói ký để làm gì.

Bị cáo Nga cũng khai nhận có mượn giấy tờ khoảng 20 nhân viên và đưa cho em gái Trịnh Thị Minh Huế mở tài khoản chứng khoán. Bị cáo Huế sau đó dùng thông tin cá nhân này lập hợp đồng ủy thác… Theo lời bị cáo Nga, dù là em gái bị cáo Quyết nhưng bị cáo chỉ làm công ăn lương, không được bàn bạc, bản thân không hưởng lợi bất chính đồng nào.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Báo Thù SCTV14

Anh hùng phản hắc - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

sctvonline Trang tin nhịp sống hôm nay
scj-shopping Truyền hình cáp SCTV

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...