Nhu cầu tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm 2021 – 2025 khoảng 32 – 34% GDP. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư công bình quân 5 năm chỉ chiếm khoảng 16 – 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Gỡ vướng thể chế cho đầu tư PPP

Trước đó, 139 dự án PPP chuyển tiếp (không bao gồm dự án BT) được thực hiện trước thời điểm Luật PPP có hiệu lực, số vốn ngân sách bố trí là 43.211 tỷ đồng và thu hút được 687.665 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân.

Nhiều nguyên nhân hạn chế đầu tư PPP

Từ số liệu trên cho thấy, vốn ngân sách nhà nước đã góp phần không nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho các dự án PPP và đang có xu hướng chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng vốn đầu tư của dự án PPP. Trong bối cảnh đầu tư công ngày càng hạn chế, cần huy động vốn tư nhân thì vốn ngân sách thời gian qua chưa phát huy được vai trò dẫn dắt – “vốn mồi” tăng tính khả thi và hấp dẫn cho các dự án. Một số dự án chuyển từ hình thức đầu tư PPP sang đầu tư công.

Nhận diện nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, ngoài nguyên nhân do sức hút nội tại của các dự án chưa hấp dẫn, chi phí đầu tư dự án lớn trong khi khả năng thu hồi vốn kéo dài… chúng tôi khái quát một số nguyên nhân khác. Đầu tiên là huy động vốn khó tiếp cận. Năm 2020, Chính phủ có tờ trình Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, trong đó có nội dung chuyển 8 dự án PPP sang hình thức đầu tư công, sử dụng ngân sách nhà nước.

Các dự án này cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật, dự toán, công tác giải phóng mặt bằng đạt trên 70% song khó khăn trong huy động vốn tín dụng, lựa chọn nhà đầu tư ảnh hưởng đến tiến độ theo yêu cầu. Đây là một minh chứng cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng của dự án PPP còn khó khăn. Trong khi đó, việc huy động vốn tư nhân cho dự án PPP gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, cơ chế chia sẻ rủi ro chưa rõ ràng và không thực hiện được do thiếu đồng bộ về pháp luật ngân sách nhà nước và đầu tư công; thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện Luật PPP có hiệu lực năm 2021. Đến tháng 9/2022, qua thống kê mới có Bộ GTVT ban hành 2 Thông tư hướng dẫn dự án PPP trong lĩnh vực giao thông vận tải; các lĩnh vực khác như hạ tầng kỹ thuật, cấp nước, xử lý nước thải, chất thải… chưa được ban hành văn bản hướng dẫn, về cơ bản chưa thể triển khai được.

Kiến nghị giải pháp

Trước những vấn đề trên, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cử tri, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề cần quan tâm kiến nghị.

Thứ nhất, củng cố niềm tin cho khu vực tư nhân yên tâm đầu tư thông qua việc giải quyết sớm các nội dung liên quan như huy động, sử dụng quản lý nguồn vốn hiệu quả; hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo đồng bộ, ổn định; hoàn thiện đồng bộ quy hoạch từ Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch các tỉnh thành phố trực thuộc; có phương án xử lý dứt điểm những vướng mắc, tồn tại trong các dự án PPP ở giai đoạn trước.

Thứ hai, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, công khai, minh bạch, đẩy mạnh cải cách hành chính trên nền tảng Chính phủ số, hành chính công hiện đại để thu hút đầu tư tư nhân; thường xuyên cập nhật, kịp thời đề xuất phương án xử lý, tháo gỡ khó khăn liên quan đến hoạt động đầu tư PPP…

Thứ ba, nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn dự án đầu tư PPP có hiệu quả kinh tế xã hội và tính khả thi về tài chính thương mại, không lựa chọn dự án kém khả thi dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực chuẩn bị đầu tư nhưng không thu hút được doanh nghiệp. Nhìn lại giai đoạn trước có dự án không triển khai được, dù đã phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng không thể triển khai các bước tiếp theo. Cùng với đó, nghiên cứu, xem xét xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phát huy vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công.

Gỡ vướng thể chế cho đầu tư PPP