Thanh Hóa: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó

08:59 - 14/08/2024

Doanh nghiệp xuất khẩu tại Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn do chi phí logistics đường biển tăng cao. Doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng hoặc phải khai thác thị trường gần để giảm chi phí.

Thời gian qua, tình trạng giá cước vận tải biển tăng, ùn tắc tại một số cảng Châu Á và thiếu container rỗng đã tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trước tình trạng này, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã, đang thực hiện các giải pháp nhằm giữ vững và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó

Công nhân đang sản xuất tại nhà máy.

Tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa trung bình mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 50 container hàng thủy sản, chủ yếu sang thị trường châu Âu theo hình thức hợp đồng CIF, nghĩa là bên bán trả cước vận chuyển. Thế nhưng, việc giá cước vận tải biển tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giao hàng cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ông Lê Quý Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cho biết, biến động về thị trường xuất khẩu là rất lớn đặc biệt là chi phí vận tải. Tình hình căng thẳng ở Trung Đông, Biển Đỏ làm chi phí vận tải tăng lên 4-5 lần, hầu hết các doanh nghiệp có hàng xuất đi EU đều gặp khó khăn gây ảnh hưởng về hiệu quả kinh doanh.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó

Công nhân đang sản xuất dứa đóng hộp.

Bà Đồng Thị Tuyết Anh, Giám đốc Công ty TNHH Tư Thành ở địa chỉ Lô 5, Khu Công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga (TP Thanh Hóa) cho biết, là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm củ, quả xuất khẩu. Sản phẩm của công ty hiện có mặt tại thị trường nhiều nước châu Âu và Trung Đông.

"Hiện nay chúng tôi đang vô cùng khó khăn về cước vận chuyển đường biển tăng cao. Hơn 1 tháng nay chúng tôi không dám nhận đơn hàng vì vậy đang tạm thời cho công nhân nghỉ và đóng cửa các dây truyền sản xuất. Cùng với cước vận chuyển cũng làm nguyên liệu đầu vào tăng theo điều này khiến doanh nghiệp như đang ngồi trên “đống lửa” tìm nhiều giải pháp để ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động" - bà Tuyết Anh nói.

Để thích ứng với tình hình trên, ông Lê Quý Việt cho biết, doanh nghiệp đã phải đàm phán với khách hàng để chia sẻ, hỗ trợ chi phí vận chuyển; đồng thời khai thác thêm các thị trường gần để tiết giảm chi phí. "Với tín hiệu khách chấp nhận điều chỉnh, chia sẻ khó khăn, hy vọng cuối năm xuất khẩu tốt hơn" - ông Việt bày tỏ.

Không chỉ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu, việc tăng chi phí vận tải biển đang tác động làm tăng giá cả các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiết giảm các chi phí để giảm giá thành; linh hoạt sắp xếp lại kế hoạch nhập nguyên liệu, tìm kiếm thị trường gần hơn, là những giải pháp quan trọng được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thực hiện.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Trái Tim Bất Hạnh - SCTV14

Cuộc Chiến Hôn Nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...