Thách thức nào với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?

14:42 - 09/12/2024

Sau 8 năm tạm dừng dự án điện hạt nhân, Ninh Thuận đã được Quốc hội chủ trương "tái khởi động", đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện hết sức cấp thiết và đang tiếp tục tăng cao.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội đã thông qua nghị quyết với chủ trương tiếp tục thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thách thức nào với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?

Tổng mức đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sơ bộ dự kiến là hàng tỷ USD. (ảnh minh hoạ)

Chính phủ đã giao các bộ, ngành có liên quan và giao Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ một số nhiệm vụ. Trước hết là việc hoàn thiện thể chế pháp luật.

Tại Kỳ họp thứ tám vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), trong đó có nội dung liên quan đến phát triển điện hạt nhân. Bên cạnh đó, Chính phủ đã thông qua dự kiến và sẽ báo cáo Quốc hội về sửa Luật Năng lượng nguyên tử, làm cơ sở cho hoàn thiện các vấn đề về công nghệ, an toàn, phát triển điện hạt nhân. “Như vậy, hành lang pháp lý về phát triển điện hạt nhân về cơ bản đã đủ”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân và tổ công tác để tiếp tục khởi động chương trình điện hạt nhân. Ban chỉ đạo do Thủ tướng làm Trưởng ban, Phó trưởng ban thường trực là Phó thủ tướng. Tổ công tác thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo, dự kiến có đại diện các bộ, ngành liên quan, có sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa học về phát triển điện hạt nhân. Tổ trưởng tổ công tác là Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương sẽ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền lựa chọn chủ đầu tư triển khai dự án-chủ thể đặc biệt có nhiệm vụ triển khai nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và vận hành nhà máy điện.

Liên quan đến tổng mức đầu tư của dự án, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, việc xác định tổng mức đầu tư phụ thuộc nhiều yếu tố, con số báo cáo sơ bộ dự kiến là hàng tỷ USD. Mức đầu tư còn tùy thuộc vào quy mô, yêu cầu công nghệ...

Thách thức nào với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận?

Vị trí dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh: VNExpress

Hiện nay, tổng công suất hệ thống điện khoảng 85.000 MW, cần có thêm khoảng 70.000 MW vào năm 2030, tức khoảng 150.000 MW. Đến năm 2050, tổng cộng suất cần đạt 400.000 đến 500.000 MW.

Do đó, việc phát triển nguồn điện hạt nhân sẽ đa dạng nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh, giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP26. Cùng đó, làm dự án điện hạt nhân còn là cơ hội để đất nước phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân toàn cầu.

Bộ Công Thương đã đề nghị lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận nghiên cứu, tạo mặt bằng sạch, cũng như tạo đồng thuận của người dân địa phương để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho triển khai dự án tại Ninh Thuận.

Đáng lưu ý, nhận định về những thuận lợi, khó khăn trong triển khai dự án, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết dự án đạt đồng thuận cao nên thuận lợi triển khai.

Tuy nhiên, thách thức là lựa chọn công nghệ, đảm bảo an toàn, có thể xảy ra sự cố. Ngoài ra, những khuyến nghị của tổ chức quốc tế, khuyến cáo của cơ quan năng lượng nguyên tử cũng là những vấn đề cần lưu ý trong phát triển điện hạt nhân.

“Chúng ta tin tưởng từng bước thận trọng thực hiện dự án. Công nghệ điện hạt nhân rất là tiên tiến, đảm bảo an toàn", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, báo cáo của tỉnh Ninh Thuận cho biết năm 2009, sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải), địa phương đã khảo sát, đo đạc xác định tổng diện tích quy hoạch xây dựng hai nhà máy hơn 1.642 ha, ảnh hưởng 1.100 hộ dân.

Sau khi có chủ trương tái khởi động dự án, Ninh Thuận đề nghị Trung ương sớm xác định lộ trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân làm cơ sở cho tỉnh tiến hành khảo sát, lấy ý kiến, xác định tâm tư, nguyện vọng nhân dân vùng dự án, tăng cường tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận khi dự án triển khai. Đồng thời, tỉnh đề xuất tiếp tục được xây dựng cơ chế đặc thù phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có nhà máy điện hạt nhân, trong đó ưu tiên cơ chế phát triển nhân lực, hạ tầng trọng điểm.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...