Chiều ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 năm 2023 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Hà Nội.

Doanh nghiệp là động lực chính tạo đột phá trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 năm 2023.

Khai mạc Diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là Nghị quyết chuyên đề có tính tổng thể đầu tiên của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nghị quyết xác định rõ mô hình, quan điểm, mục tiêu và hệ thống các chính sách và giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới để đạt được mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực Châu Á..

Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII đã xác định mô hình CNH, HĐH của Việt Nam là mô hình dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

“Coi phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là các quá trình chuyển đổi then chốt, là những phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước. Xác định nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá. Doanh nghiệp trong nước (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) là động lực chính, chủ đạo. Doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, đột phá trong quá trình CNH, HĐH”, Trưởng Ban Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Đồng thời, cho biết Nghị quyết đã đề ra các quan điểm, mục tiêu tổng quát và 24 mục tiêu cụ thể, 10 nhóm nhiệm vụ và giải pháp.

Doanh nghiệp là động lực chính tạo đột phá trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Nghị quyết số 29-NQ/TW Nghị quyết chuyên đề có tính tổng thể đầu tiên của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết 29, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022; đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang tích cực chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành xây dựng Nghị quyết của Chính phủ để triển khai thực hiện Nghị quyết 29. Để góp phần thúc đẩy thực hiện Nghị quyết 29, năm nay, Diễn đàn công nghiệp 4.0 đã lựa chọn chủ đề của Phiên toàn thể là “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ưng đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận vào một số nội dung. Thứ nhất, trao đổi, làm rõ kinh nghiệm của quốc tế về công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và rút ra các bài học kinh nghiệm, hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

Thứ hai, làm rõ thực trạng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh tại Việt Nam; những kết quả và hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan về tổ chức thực hiện.

Thứ ba, trao đổi, đề xuất những giải pháp, chính sách để thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn nêu tại Nghị quyết 29; nhất là về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để tạo đột phá cho CNH, HĐH.

Trên cơ sở kết quả Diễn đàn Công nghiệp 4.0 lần này, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tổng hợp gửi các cơ quan và địa phương phục vụ quá trình xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động, đề án triển khai thực hiện nghị quyết của các cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương.

Trình bày báo cáo về những nội dung chủ yếu của Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung khẳng định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Doanh nghiệp là động lực chính tạo đột phá trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Doanh nghiệp là động lực chính tạo đột phá trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự khai mạc Triển lãm về Công nghiệp 4.0

Nghị quyết số 29-NQ/TW là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng trong việc định hướng phát triển với những tư duy để mới, tầm nhìn mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới nhưng cụ thể tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết đã đề ra hệ thống 5 nhóm quan điểm chỉ đạo có tính toàn diện, đồng thời cũng là những nội dung trọng tâm làm cơ sở để đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Thứ nhất, làm rõ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo”. Thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển kinh tế xã hội, coi đây “là nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”.

Thứ hai, nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt của Đảng coi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị; đặt công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tổng thế chiến lược phát triển đất nước để có cách tiếp cận toàn diện, giải quyết hài hoà 03 các mối quan hệ lớn “giữa phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động”.

Thứ ba, xác định nội dung và yêu cầu then chốt là “phải khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương; lợi thế của nền kinh tế đi sau và đang trong thời kỳ dân số vàng; kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu; chuyên dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế biến, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, chú trọng đẩy mạnh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp. Coi trọng phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ trụ tiên hàng đầu”.

Thứ tư, nhấn mạnh cần có lộ trình, bước đi cụ thể trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phải có trọng tâm, trọng điểm và xác định các lĩnh vực ngành nghề cần ưu tiên phát triển trong mối quan hệ tổng thể với yêu cầu tập trung về nguồn lực thực hiện để phát triển các cực tăng trưởng, các ngành công nghiệp nên tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết ngành và liên kết vùng. Bổ sung, hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng về chủ thể và nguồn lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó “lấy nguồn lực trong nước là cơ bản, chiến lược, lâu dài và quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phả; doanh nghiệp trong nước là động lực chính, chủ đạo, doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng, đột phá”.

Thứ năm, Nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, “phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, hiệu quả; khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị văn hóa cả truyền thống và hiện đại, bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam và giai cấp công nhân hiện đại; vai trò xung kích, đi đầu của đội ngũ tri thức và doanh nhân Việt Nam”.

Doanh nghiệp là động lực chính tạo đột phá trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Doanh nghiệp là động lực chính tạo đột phá trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu tham quan một số gian hàng triển lãm.

Trong dự thảo Chương trình hành động, Chính phủ dự kiến giao 23 chỉ tiêu cho các cơ quan của Chính phủ chủ trì, theo dõi, đánh giá theo định kỳ thời gian cụ thể; đồng thời đưa ra 10 nhóm giải pháp chủ yếu và 59 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn đến năm 2030. Các nhiệm vụ, giải pháp giao cho từng cấp, từng ngành kèm theo thời hạn hoàn thành, phân định rõ ràng trách nhiệm, dễ theo dõi, giám sát và đánh giá.

Cụ thể, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, thứ nhất, đổi mới tư duy, nhận thức và hành động quyết liệt, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với 03 trọng tâm.

Thứ ba, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng KHCN, đổi mới sáng tạo.

Thứ tư, phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thứ năm, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ sáu, phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ tám, đổi mới chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh, bền vững

Thứ bảy, quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biển đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước.

Thứ tám, phát huy giá trị văn hóa, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam, xây dựng đội ngũ trí thức và doanh nhân xung kích, đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm tốt an sinh xã hội.