Hành trình dài hơn 5.600 km từ New York đến London thường mất khoảng bảy giờ. Các máy bay tốc độ cao khác đã rút ngắn hành trình nhưng chưa bao giờ đạt đến mức một giờ.
Stargazer sẽ nhanh hơn khoảng ba lần so với Concorde và gấp năm lần so với chiếc máy bay sắp ra mắt của NASA có biệt danh là "Son of Concorde".
Có khoảng 21 chuyến bay thẳng từ thành phố New York đến London mỗi ngày, theo Flight From.
Chiếc máy bay mới trị giá 33 triệu USD sẽ cải thiện đáng kể việc đi lại cho những người muốn vượt qua đại dương.
Venus Aerospace đã ra mắt động cơ - động cơ lực đẩy Venus Detonation Ramjet 2.000 pound (VDR2), sẽ cung cấp năng lượng cho máy bay - tại hội nghị đổi mới Up.Summit ở Bentonville, Arkansas, vào tuần trước.
Stargazer sẽ cất cánh bằng động cơ phản lực truyền thống và sau đó chuyển sang VDR2 khi đạt đến độ cao thích hợp.
VDR2, sử dụng tên lửa và động cơ phản lực, dự kiến sẽ đạt vận tốc 7.400 km/giờ, gấp khoảng sáu lần tốc độ âm thanh (Mach 6).
Cùng với Stargazer, động cơ này cũng sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy bay không người lái tốc độ cao và đã được thử nghiệm thành công trên một máy bay không người lái nhỏ vào đầu năm nay.
Công ty dự kiến sẽ hoàn thành cuộc thử nghiệm máy bay không người lái thứ hai vào năm 2025.
Hành khách đi trên máy bay phản lực siêu thanh sẽ không chỉ bay nhanh hơn mà còn bay cao hơn, đạt tới độ cao 33.000m (110.000 feet), điều này sẽ cho phép họ nhìn thấy độ cong của Trái đất.
Concorde đạt độ cao khoảng 60.000 feet và độ cao thông thường của máy bay chở khách là khoảng 35.000 feet.
"Động cơ này biến nền kinh tế siêu thanh trở thành hiện thực", tiến sĩ Andrew Duggleby, đồng sáng lập của Venus Aerospace, cho biết trong buổi ra mắt tại hội nghị đổi mới Up.Summit.