Trăm năm Trường Mỹ thuật Đông Dương: Góp công lớn vào cuộc tiến hóa chung của xứ sở

09:30 - 04/11/2024

Cùng nhau, các họa sĩ người Pháp và người Việt đã tạo nên danh tiếng cho ngôi trường thông qua những tác phẩm/công trình của họ.

Charles Batteur và công trình Bảo tàng Viện Viễn đông Bác cổ

Charles Batteur (1880 - 1932), một trong hai tác giả của công trình tuyệt mỹ - Bảo tàng Viện Viễn đông Bác cổ tại Hà Nội, là nhân vật từng cộng tác nhiều năm với Trường Mỹ thuật Đông Dương (EBAI) trong vai trò giáo sư hình họa - kiến trúc.

Trăm năm Trường Mỹ thuật Đông Dương: Góp công lớn vào cuộc tiến hóa chung của xứ sở

Bảo tàng Viện Viễn đông Bác cổ

Ảnh: Thư viện Humazur của Đại học Côte d’Azur (Pháp)

Nếu như hội họa luôn được tôn vinh là điểm son của EBAI trên hành trình đào tạo nhân lực bản địa thì trái lại, kiến trúc chiếm một vị trí khiêm tốn hơn rất nhiều. Một thực tế ít được để ý, trong suốt thời gian đầu hình thành và phát triển của EBAI, các môn hình họa, kiến trúc, mỹ học, lịch sử đều có sự tham gia giảng dạy của những học giả xuất chúng là thành viên Viện Viễn đông Bác cổ như Victor Goloubew, Charles Batteur, Louis Bezacier.

Vai trò của họ trong việc định hình thẩm mỹ cho các sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương được thể hiện qua các chuyến đi thực tế, khai quật, trùng tu, khảo sát, dựng bản vẽ kiến trúc cho những di tích văn hóa, lịch sử thuộc Hà Nội và khu vực lân cận như Văn Miếu, chùa Một Cột, đền Bạch Mã, đình Thụy Khuê, đình Bảng, chùa Keo…

Riêng Charles Batteur, từ khi đến Hà Nội năm 1921 cho tới lúc rời đi năm 1931, đã tham gia nghiên cứu nhiều chùa chiền và lên kế hoạch trùng tu hết sức nghiêm ngặt. Charles Batteur dẫn các môn đệ vào con đường thầm lặng, bền bỉ: bảo tồn văn hóa lịch sử.

Những bản vẽ ấn tượng nhất của ông và các họa sĩ Công Văn Trung, Trần Huy Bá, Trần Quang Trân, Tạ Mỹ Nhạ, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Văn Huyên được trưng bày tại triển lãm thuộc địa Paris năm 1931 hoặc đưa vào chuyên khảo xuất bản.

Trong số học trò theo chân Batteur đi khảo sát chùa chiền đình quán Bắc kỳ có Công Văn Trung tốt nghiệp khóa I EBAI chuyên ngành hội họa, rất sắc sảo trong vẽ phối cảnh, sau này trở thành thành viên của Hội đồng cố vấn Đông phương Bác cổ học viện (Commission de conseil de l'Institut des antiquités orientales) năm 1946.

Charles Batteur say mê nghệ thuật Đông Dương. Ông từng có những năm tháng lăn lộn ở các đền tháp Luang Prabang, Vientiane (Lào) để thực hiện sứ mệnh cấp bách: cứu giữ những chứng tích cuối cùng của một nền văn minh vàng son.

Trong những năm cuối đời, tác phẩm chiếm nhiều thời gian và tâm sức nhất của Charles Batteur là Bảo tàng Viện Viễn đông Bác cổ (sau đổi tên là Bảo tàng Finot, nay là Bảo tàng Lịch sử VN), một tổ hợp rất duyên dáng và độc đáo.

Cùng với Ernest Hébrard (1875 - 1933), ông đã thực hiện một thiết kế phi thường với hệ thống mái chồng diềm, vô số cửa ra vào đón nắng và gió, những hàng cột trụ thanh thoát, cách bố trí không gian mang bóng dáng của chùa chiền Bắc kỳ mà GS-TS Philippe Papin phải thán phục gọi đó là "đại diện tiêu biểu cho phong cách Đông Dương".

Trăm năm Trường Mỹ thuật Đông Dương: Góp công lớn vào cuộc tiến hóa chung của xứ sở

8b.jpgTạp chí Le Monde Colonial illustré số ra ngày 1.1.1937 giới thiệu các họa sĩ Việt của Trường Mỹ thuật Đông Dương

Ảnh: Thư viện Quốc gia Pháp

 "Trung tâm cho một cuộc cải tạo lớn"

Theo tác giả Hoa Bằng (Hoàng Thúc Trâm), trong bài viết Victor Tardieu tiên sinh với Trường Mỹ thuật Hà Nội (Tri tân tạp chí, số tháng 6.1942), trường ban đầu "là một cái xưởng bỏ không của Sở Xe lửa ở [số 102] phố Reinach [nay là phố Yết Kiêu], sau được sửa lại làm thành một nơi tụ tập các hoa tay và trình bày các tác phẩm về mỹ thuật, rồi từ đó mang cái danh hiệu tốt đẹp: Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương".

Cũng theo Hoa Bằng, trường chia thành ba ban lần lượt theo trình tự thành lập là Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc. Tôn chỉ của trường là "dung hợp tự nhiên với truyền thống" và "trường này bị người ta hắt hủi, lăm le những toan đóng cửa", nhưng sau một cuộc triển lãm bày các tác phẩm của học sinh thì "dư luận các giới phải chú ý đến", "bạn hữu ủng hộ một ngày một nhiều".

Trong suốt thời gian tồn tại từ năm 1925 đến năm 1945, dưới tên gọi Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sau nhiều lần đổi tên và nay là Trường đại học Mỹ thuật VN, có thể nói trường là cái nôi đào tạo ra các thế hệ họa sĩ/điêu khắc gia người Việt lừng danh, như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Phan Chánh, Georges Khánh, Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân, Lê Văn Đệ, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn…

Tác giả Hoa Bằng viết rằng, từ sau cuộc đấu xảo thuộc địa năm 1931 "người bên chính quốc [Pháp] phải nhìn các nghệ sĩ VN bằng cặp mắt khác thường".

Từ đó, Trường Mỹ thuật Đông Dương "đối với xứ sở, đã có một lực lượng khá mạnh; đối với nền văn hóa VN, đã tỏa ra rất nhiều ảnh hưởng, ảnh hưởng đến mọi phương diện như xã hội sinh hoạt, tri thức sinh hoạt và kinh tế sinh hoạt ở xứ ta".

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Ông chủ trường đua - SCTV9

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...