Bên cạnh những lợi ích to lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang đến thách thức không nhỏ, đặc biệt là ô nhiễm môi trường do rác thải điện tử.
AI có thể thải ra môi trường từ 1,2 đến 5 tỷ tấn rác thải điện tử trong thập kỷ tới. Đó là kết quả nghiên cứu mới đến từ các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại học Cambridge (Anh).
Báo cáo này được công bố trên tạp chí Nature Computational Science cho biết mức ô nhiễm này tương đương với khoảng 20 tỷ smartphone hoặc 10 tỷ iPhone. Để so sánh, hiện nay trên thế giới chỉ có hơn 8,5 tỷ smartphone đang lưu hành.
Rác thải điện tử (WEEE) hiện nay chủ yếu bao gồm các thiết bị gia dụng, màn hình và điện thoại không còn sử dụng. Tuy nhiên trong tương lai gần, WEEE sẽ chủ yếu là các card màn hình và chip máy tính. Các thành phần này không phải là vĩnh cửu và sự phát triển của AI sẽ tiêu thụ hàng trăm triệu linh kiện mỗi năm.
Hơn nữa, các sản phẩm điện tử này có tác động nghiêm trọng đến môi trường. Theo các chuyên gia về môi trường, WEEE thường chứa các chất độc hại như thủy ngân và khí nhà kính, điều này gây ra những hậu quả nặng nề cho hành tinh.
Sự bùng nổ AI tạo ra lượng lớn rác thải điện tử
Dự báo vào năm 2023, AI sẽ tạo ra khoảng 2.600 tấn WEEE. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, con số này có thể tăng lên gấp 1.000 lần trong những năm tới.
Trước thách thức này, các nhà khoa học đã đề xuất một loạt giải pháp nhằm giảm thiểu sự gia tăng của WEEE từ 16% xuống còn 86% vào năm 2030. Một trong những giải pháp cụ thể là tái sử dụng các thiết bị máy tính cho các mục đích khác nhau nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn cần phải trở thành trọng tâm trong “chuỗi giá trị trí tuệ nhân tạo”. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa lượng rác thải điện tử phát sinh. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tầm nhìn này, sự hợp tác và tuân thủ từ phía cộng đồng là rất cần thiết nhằm tạo ra tác động tích cực đến môi trường trong bối cảnh phát triển của AI.
Nguồn: vov.vn
Đang gửi...