Lần đầu tiên chứng kiến quá trình siêu hố đen "nuốt chửng vạn vật"

08:02 - 26/06/2024

Các nhà thiên văn học lần đầu chứng kiến hiện tượng trung tâm của một thiên hà khác tăng độ sáng đột ngột, là dấu hiệu siêu hố đen của thiên hà này nuốt chửng vật chất xung quanh.

Lần đầu tiên chứng kiến quá trình siêu hố đen "nuốt chửng vạn vật"

Hình ảnh siêu hố đen "nuốt chửng vạn vật", tạo thành một đĩa xoay chất khuếch tán và khiến thiên hà SDSS1335+0728 phát sáng.

Theo SCMP, thông tin do các nhà nghiên cứu đến từ Đài thiên văn Nam Âu ở Đức công bố vào ngày 18/6.

Một thiên hà cách Trái đất 300 triệu năm ánh sáng, thuộc chòm sao Xử Nữ hầu như không có động tĩnh gì cho đến cuối năm 2019, khi các nhà thiên văn phát hiện thiên hà đột nhiên phát sáng hơn bao giờ hết.

Đó là lúc mà các nhà thiên văn nhận thấy siêu hố đen nằm ở trung tâm của thiên hà này thức giấc. Hôm 18/6, siêu hố đen có dấu hiệu nuốt chửng vật chất xung quanh, tạo ra nhiều loại tia khác nhau. Đây là lần đầu tiên quá trình này được các nhà thiên văn nhìn thấy khi nó đang diễn ra.

"Chưa từng có ai quan sát được cảnh tượng này trước đây", Paula Sanchez Saez, nhà thiên văn học của Đài quan sát Nam Âu, tác giả nghiên cứu mới, cho biết.

"Cách giải thích hợp lý nhất là một siêu hố đen đang nuốt chửng vật chất theo thời gian thực", đồng tác giả nghiên cứu, Lorena Hernandez Garcia, nói.

Hầu hết các thiên hà, bao gồm Dải Ngân hà của nhân loại, đều có một siêu hố đen ở trung tâm. Những "quái vật vũ trụ" này theo định nghĩa là vô hình, ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi sức hút của chúng.

Cách duy nhất để quan sát hố đen là khi chúng xé toạc một thứ gì đó khổng lồ. Hiện tượng này phát ra ánh sáng và các chùm tia khác nhau.

"Hầu hết các siêu hố đen quái vật như vậy đều ngủ say", đồng tác giả nghiên cứu, Claudio Ricci giải thích.

Nhưng đối với thiên hà SDSS1335+0728, cách Trái đất 300 triệu năm ánh sáng,  "chúng tôi quan sát sự thức giấc của hố đen khổng lồ. Nó đột nhiên bắt đầu hấp thụ vật chất trong môi trường xung quanh và trở nên rất sáng", nhà vật lý thiên văn nói thêm.

Các quan sát ban đầu cho thấy hố đen này có khối lượng lớn hơn Mặt trời 1,5 triệu lần, đủ để được phân loại là hố đen siêu lớn.

Môi trường xung quanh hố đen siêu lớn có thể vô cùng hỗn loạn khi nó xé toạc các ngôi sao và nuốt chửng bất kỳ vật chất nào với lực hấp dẫn của nó.  

Nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đang phân tích dữ liệu từ một số kính viễn vọng nhằm xác định hoạt động của hố đen chỉ là tạm thời do đang hấp thụ một ngôi sao hay liệu nó sẽ còn tiếp tục hoạt động trong một thời gian dài.

"Đây là điều cũng có thể xảy ra với hố đen nằm ở trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta", nhà nghiên cứu Hernandez Garcia cho biết. Nhưng may mắn thay, hố đen của Dải Ngân hà hiện vẫn đang ngủ say.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Báo Thù SCTV14

Anh hùng phản hắc - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

sctvonline Trang tin nhịp sống hôm nay
scj-shopping Truyền hình cáp SCTV

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...