Phát biểu đề dẫn phiên thảo luận tại “Diễn đàn Nông nghiệp 2024: Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ngày 23/7/2024, ông Đặng Kim Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao nhấn mạnh, lực lượng chủ lực trong sản xuất, kinh doanh nông lâm ngư nghiệp ở Việt Nam vẫn là khoảng 10 triệu hộ nông dân nhỏ lẻ và vài triệu hộ kinh doanh nông nghiệp. 

NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH: Áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp đi đầu

Diễn đàn Nông nghiệp 2024: Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0 do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ngày 23/7/2024.

Với quy mô đất đai manh mún và nguồn vốn nhỏ bé, trình độ  chuyên môn kỹ thuật hạn chế, các hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp của Việt Nam chưa có điều kiện và năng lực để ứng dụng công nghệ cao.

Trong khi đó, chỉ khoảng 1 - 2 % doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và trong số đó chỉ khoảng dưới 50 doanh nghiệp được công nhận là “doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao”, khoảng dưới 300 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (chưa tới 3% tổng số doanh nghiệp nông nghiệp). Lực lượng có hạn này đã cố gắng vượt bậc, thường xuyên bắt kịp các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường; trong điều kiện vốn liếng hạn chế, đất đai thu hẹp, lao động tăng giá vẫn liên tục tăng giá trị sản xuất, tăng khối lượng xuất khẩu, đảm bảo năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam. 

“Đặc điểm phần lớn chủ thể sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp Việt Nam còn là kinh tế hộ nhỏ lẻ trong khi đối tượng có năng lực áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nhất lại là các doanh nghiệp vừa và lớn có số lượng rất hạn hẹp. Câu trả lời cho vấn đề này là ứng dụng công nghệ cao”, ông Đặng Kim Sơn đặt vấn đề.

NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH: Áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp đi đầu

Ông Đặng Kim Sơn đề xuất Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp đi đầu ứng dụng khoa học công nghệ cao. 

Cả hai mảng xanh và hiện đại đều phải dựa trên nền tảng vững chắc là nông dân, doanh nghiệp. Trong đó chủ lực là các tập đoàn, doanh nghiệp trong ứng dụng KHCN, công nghệ cao. Làm sao để các doanh nghiệp “đứng” được trên các địa bàn như ĐBSCL, ĐBCH, “đứng” được trên các ngành chiến lược như lúa gạo cà phê, điều, thuỷ sản…

Do đó, thứ nhất, ông Đặng Kim Sơn đề xuất Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp đi đầu này. Theo đó, hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao (khu NNCNC), vùng nông nghiệp công nghệ cao gắn với các vùng chuyên canh của các nông sản chủ lực.

Tại đây nhà nước và doanh nghiệp có cơ chế phối hợp để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ. Hình thành được các chuỗi giá trị gắn kết thành những hệ sinh thái của các doanh nghiệp đầu tàu chịu trách nhiệm chế biến  nâng cao giá trị nông sản, đưa hàng hóa ra thị trường; gắn bó xung quanh hạt nhân này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương cung cấp vật tư đầu vào, cung cấp dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; các hợp tác xã trang trại và hộ nông dân liên kết tạo thành một tổng thể đồng bộ về quy trình công nghệ, xuất xứ hàng hóa, cùng cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, theo đúng tiến độ thời gian cho hoạt động chế biến và kinh doanh.

Thứ hai, ông Đặng Kim Sơn đề xuất áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút và hỗ trợ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH: Áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp đi đầu

Ông Đặng Kim Sơn đề xuất áp dụng những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút và hỗ trợ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Thứ ba, bàn về cơ hội áp dụng cuộc cách mạng công nghệ 5.0 vào sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao cho rằng, trong bối cảnh trên thế giới khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất quan trọng, đặc biệt những đột phá mới trong kỹ thuật số và công nghệ tin học đang thực sự tạo ra một cuộc cách mạng mới. Cùng với những thay đổi to lớn về nhu cầu của người tiêu dùng và chính sách của các thị trường hướng về phát triển thân thiện với môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu, thực sự phương thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trên mọi ngành nghề đang gắn giữa thông minh và vững bền.

Là ngành nắm giữ lợi thế quốc gia liệu Nông nghiệp Việt Nam có tiếp tục giữ vững vai trò bệ đỡ ổn định và động lực phát triển cho kinh tế, xã hội, môi trường của đất nước hay không? hoàn toàn tùy thuộc vào quá trình thích nghi và phát triển của các doanh nghiệp ứng dụng khoa học nghệ đầu đàn của Việt Nam. Và quá trình này đã vượt qua giai đoạn có thể chỉ dựa vào nỗ lực bản thân của các đơn vị mà phải có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa họ với các tổ chức khoa học công nghệ, giữa họ với đông đảo nông dân trên nền tảng một hệ thống chính sách, pháp luật hiệu quả của nhà nước.

Do đó, ông Sơn cho rằng cần nhanh chóng đổi mới cơ chế và hoàn thiện hệ thống tổ chức của các viện nghiên cứu và trường đại học, thực sự gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo, tạo động lực để cán bộ khoa học tập trung vào sáng tạo, quan tâm đến hiệu quả cuối cùng của sản phẩm khoa học.

NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH: Áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp đi đầu

Diễn đàn Nông nghiệp 2024 được tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 23/7/2024.

Nhanh chóng đổi mới cơ chế và hoàn thiện hệ thống tổ chức của hệ thống khuyến nông và dịch vụ tư vấn công nghệ, hình thành quan hệ phục vụ khách hàng với đội ngũ cán bộ chuyển giao kỹ thuật, gắn hiệu quả phục vụ người sản xuất với lợi ích thiết thân của họ;

Đổi mới cung cách đào tạo cán bộ kỹ thuật để hình thành đội ngũ chuyên môn có tay nghề cao, phục vụ mọi đối tượng sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Đổi mới căn bản thủ tục hình thành, cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ để hình thành các khu NNCNC, vùng NNCNC tạo ra các cụm liên kết ngành, tổ hợp nông nghiệp CNC, công viên nông nghiệp CNC, vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo đối tác công-tư.