Phạm Quốc Doanh, 37 tuổi, đã mạnh tay xé bỏ tấm biển quảng cáo thịt mèo bên ngoài quán ăn có tên Gia Bảo của anh ở phường Thịnh Đán, Thái Nguyên vào đầu tháng 12, Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế (HSI) cho biết.
Kết quả là, 20 con mèo đã được thả ra và chuyển về trung tâm cứu hộ động vật, sau đó được các chủ mới nhận nuôi.
Doanh không bao giờ muốn bán thịt mèo - một món ăn tương đối phổ biến ở Việt Nam - nhưng bị đẩy ra chợ để nuôi sống gia đình.
"Trước khi bán thịt mèo ở quán này, tôi phục vụ các món ăn, đồ uống thông thường khác. Tuy nhiên, thu nhập không đủ trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình tôi", ông bố hai con giải thích.
"Lúc đó tôi đã thử bán thịt mèo vì không có nhà hàng nào khác phục vụ món này trong khu vực", anh nói.
HSI cho rằng khoảng 1 triệu con mèo - chủ yếu là thú cưng và mèo hoang bị bắt trộm - bị giết để lấy thịt mỗi năm ở Việt Nam.
Các cuộc thăm dò cho thấy 87% người dân ở Việt Nam từng bị trộm thú cưng một cách bí ẩn hoặc biết ai đó có thú cưng bị bắt.
"Tôi thấy thương chúng khi bị giết thịt. Tất cả chỉ vì tiền bởi tôi phải kiếm tiền nuôi cả gia đình", anh than thở.
Thất vọng vì thiếu các lựa chọn rõ ràng, Doanh đã liên hệ với HSI và nhận được khoản trợ cấp một lần để đóng cửa nhà hàng của mình, thay bằng một cửa hàng tạp hóa.
"Đã từ lâu, tôi thực sự mong muốn rời bỏ ngành kinh doanh thịt mèo độc ác và chuyển sang lĩnh vực khác càng sớm càng tốt. Nghĩ đến hàng ngàn con mèo mà tôi đã giết thịt ở đây trong những năm qua, tôi thật đau lòng", Doanh nói trong thông cáo chính thức của HSI.
"Trộm cắp mèo phổ biến ở Việt Nam đến nỗi tôi biết nhiều con mèo được bán ở đây là bạn đồng hành thân yêu của gia đình ai đó và tôi cảm thấy rất tiếc về điều này. Tôi rất vui khi biết rằng nhờ HSI, vợ chồng tôi giờ đây có thể bỏ nghề buôn thịt mèo và bắt đầu lại từ đầu, vẫn phục vụ cộng đồng địa phương nhưng không còn là một phần của hoạt động buôn bán tàn bạo và đầy tội ác này nữa", anh tiếp tục.
"Tôi muốn thấy lệnh cấm buôn bán thịt chó mèo ở Việt Nam", anh nói thêm.
HSI cho biết, những con mèo được thả ra khỏi lò mổ của anh Doanh đã được đưa đến Đại học Nông lâm Thái Nguyên để tiêm phòng bệnh dại trước khi được nhận nuôi.
Quang Nguyễn, Chủ tịch Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng đóng cửa cơ sở kinh doanh buôn bán thịt mèo đầu tiên tại Việt Nam và hy vọng nhiều người như anh Doanh sẽ quay lưng lại với hoạt động buôn bán tàn ác này".
Bài viết trên The New York Post nhận được hơn 300 bình luận, nhiều người ngạc nhiên vì quán thịt mèo vẫn tồn tại ở đâu đó trên thế giới, trong đó cũng có những tranh cãi về việc liệu mèo có thể được ăn thịt hay không...