Khi gặp phải những vết thương do vận động, tập luyện, nếu bạn có cảm giác hơi ngứa nhẹ thì đó là dấu hiệu cho thấy vùng tổn thương đang lành. Da con người bao gồm lớp biểu bì và lớp hạ bì. Lớp hạ bì ở trong cùng có khả năng phân chia mạnh, giàu mạch máu và các đầu dây thần kinh.
Đối với các vết thương nông không chạm vào đầu dây thần kinh thì không có cảm giác ngứa. Còn các vết thương sâu chạm vào lớp hạ bì nên khi quá trình lành vết thương sản sinh các mô hạt, hay còn gọi là sự thành thành các mạch máu mới nhờ sự tăng sinh của tế bào nội mô kết hợp với nguyên bào sợi. Quá trình tăng trưởng nhanh chóng này có thể dễ dàng gây kích ứng dây thần kinh. Khi vết thương đã lành hoàn toàn và các dây thần kinh mới trở nên kém nhạy cảm hơn, cơn ngứa sẽ biến mất.
Vết thương đang lành rất nhạy cảm. Nếu gãi quá nhiều có thể gây nhiễm trùng vết thương và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Nếu vết thương ngứa không chịu được, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp thích hợp khác để giảm ngứa vết thương.
Giữ ẩm cho vùng da xung quanh vết thương: Điều này sẽ ngăn ngừa tình trạng da bị khô quá mức. Khi da khô, nó có thể căng và kéo vết thương, việc kéo này có thể kích thích dây thần kinh và gây ngứa.
Chườm lạnh lên vết thương: Chườm lạnh có thể giúp giảm phản ứng viêm ở vết thương, giúp tế bào da dịu đi. Chườm lạnh cũng có thể làm tê liệt vi khuẩn gây nhiễm trùng ở một mức độ nhất định, làm giảm phản ứng của dây thần kinh với các vật thể lạ này và do đó giảm ngứa.
Rửa bằng nước ấm và xà phòng: Nước ấm không chỉ ức chế hoạt động của vi khuẩn mà còn làm giảm kích ứng da. Trong quá trình làm sạch, hãy xử lý da nhẹ nhàng và tránh gãi mạnh để tránh làm tổn thương mô mới. Ngoài ra, hãy nhớ rửa sạch cặn xà phòng thật kỹ để tránh mọi kích ứng có thể xảy ra.
Mặc quần áo thoáng khí và rộng rãi: nhằm làm giảm ma sát lên vùng vết thương và tránh kích ứng. Đồng thời, khả năng thoáng khí tốt giúp ngăn tiết mồ hôi quá nhiều, từ đó giảm ngứa. Giữ cho khu vực xung quanh vết thương được thoải mái và khô ráo sẽ giúp vết thương mau lành hơn.