Dạy cách 'sống chung' với AI thay vì cấm

07:59 - 17/07/2024

Ngay sau khi thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ra khỏi phòng thi môn toán, đề thi đã được một số người sử dụng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để giải. Chúng ta còn có thể tranh luận tính chính xác tuyệt đối hay tương đối của bài giải do AI thực hiện, nhưng độ nhanh chóng thì hơn hẳn con người.

Đây chỉ là một minh chứng gần nhất cho thấy AI đã không còn xa lạ với mọi hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.

Trước khi công cụ ChatGPT xuất hiện từ 2 năm trước, nhiều học sinh (HS) đã sử dụng phần mềm để giải toán. Thay vì hỏi thầy cô, bạn bè; HS có thể đưa bài toán lên phần mềm và chờ lời giải. ChatGPT ra đời như bước đi vốn phải diễn ra như thế trong hành trình phát triển của công nghệ, AI.

Từ những bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu, mới qua 2 năm, đến nay HS ngay từ cấp THCS đã biết tận dụng lợi thế của AI trong việc học tập. Ngày nay, những công cụ như ChatGPT, Gemini… được các HS, sinh viên ví như vật "bất ly thân" cho việc học tập, nghiên cứu, làm dự án, đề tài, thậm chí xin học bổng. Những việc mà các công cụ AI thực hiện cho người học/nghiên cứu, có thể được kể ra như sau: tổng hợp các thông tin liên quan đến chủ đề đang học/nghiên cứu; bổ sung, chỉnh sửa cách viết; đọc và gợi ý những điểm cần cải thiện về nội dung (tính logic của các phát biểu; các dẫn chứng hay số liệu để minh họa cho các phát biểu; sự tương thích giữa nội dung và kết luận…); hỗ trợ xử lý dữ liệu, vẽ bảng biểu; viết các đoạn mã (ngôn ngữ lập trình) theo gợi ý của người dùng hoặc chuyển đổi đoạn mã từ ngôn ngữ lập trình này sang ngôn ngữ lập trình khác…

Với những chức năng này, rõ ràng AI đã hỗ trợ rất nhiều cho người học, tiết kiệm rất nhiều thời gian cho những việc mà trước đây ta có thể mất hàng tuần, hàng tháng để thực hiện.

Khi ChatGPT mới ra đời, các cơ sở giáo dục trên thế giới đều choáng váng và động thái đầu tiên là cấm HS, sinh viên sử dụng với lo ngại đạo văn, vi phạm liêm chính khoa học… Nhưng chỉ một thời gian ngắn, với những cải tiến vượt trội của các công cụ AI, chúng ta nhận ra có cấm cũng không được và không thể đảo ngược xu thế. Có lẽ chúng ta đã quên mất mình từng không có công cụ tra cứu như Google, để đến bây giờ chúng ta có thể nào bỏ công cụ này được không?

Và thay vì cấm, các trường học bắt đầu thay đổi cách ứng xử với AI. Đó là dạy người học cách sử dụng có trách nhiệm, những kỹ năng cần có khi dùng AI, cách đặt câu hỏi hiệu quả… Bên cạnh đó thay đổi cách truyền đạt kiến thức, cách ra đề, cách đánh giá và bổ sung các công cụ kiểm soát… Nghĩa là biết cách "sống chung" hiệu quả với AI thay vì đối đầu ngăn cấm.

Ở một góc nhìn tích cực, AI không chỉ giúp người học mà còn thúc đẩy, buộc người thầy phải tự đổi mới nếu không muốn lùi lại phía sau.

AI sẽ còn phát triển, tiến xa đến mức độ mà chúng ta chưa thể hình dung được như thế nào trong tương lai. Nhiều thứ sẽ còn thay đổi, nhưng nếu giữ thái độ sợ hãi và cấm đoán thì không những không thể thực hiện mà nhiều khả năng còn gây rối loạn. Dạy cách để AI trở thành người bạn đồng hành, người "thầy thứ hai" vẫn tốt hơn là mất kỹ năng này trong thời đại mà mọi thứ dần có sự hiện diện của AI.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Báo Thù SCTV14

Anh hùng phản hắc - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

sctvonline Trang tin nhịp sống hôm nay
scj-shopping Truyền hình cáp SCTV

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...