”Chạy nước rút” ôn thi đánh giá năng lực để đậu ĐH sớm

08:27 - 12/03/2024

Học sinh lớp 12 đang bước vào giai đoạn nước rút ôn luyện các kỳ thi đánh giá năng lực để chuẩn bị cho những đợt tổ chức vào tháng 4. Các em cần chuẩn bị gì để tăng cơ hội trúng tuyển?

Sáng 11.3, tại chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức ở Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), chuyên gia từ các cơ sở giáo dục ĐH đã chia sẻ cho học sinh những nội dung cần lưu ý về kỳ thi đánh giá năng lực của từng đơn vị. Đây là thông tin được đặc biệt quan tâm khi số thí sinh đăng ký tham gia các kỳ thi này ngày càng tăng trong những năm qua.
”Chạy nước rút” ôn thi đánh giá năng lực để đậu ĐH sớm

Học sinh đặt câu hỏi tại chương trình

ĐÀO NGỌC THẠCH

Chẳng hạn, Huỳnh Anh Triết, học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie, xác định kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM là cơ hội quan trọng giúp em có thể sớm trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Đặt mục tiêu đạt hơn 900 điểm, Triết bắt đầu tự học từ hè lớp 11 cũng như đăng ký ở trung tâm luyện thi để tăng cơ hội cạnh tranh.

"Sau khi tổng ôn kiến thức, giai đoạn này trung tâm thường tổ chức thi thử cho chúng em với thời lượng tương tự thi thật, sau đó giải đề. Ngoài ra, em cũng mua sách luyện đề để tự giải thêm ở nhà, mỗi tối khoảng 2 tiếng rưỡi. Theo em, đây là kỳ thi rất quan trọng vì có tỷ lệ chọi thấp hơn thi tốt nghiệp THPT, nhưng lại có thể vào được trường tốt. Do đã chuẩn bị từ sớm nên em cũng không gặp nhiều áp lực", nam sinh chia sẻ.

Nguyễn Khôi, học cùng trường, đặt nguyện vọng vào ngành sư phạm toán vì đam mê giảng dạy và có thế mạnh ở các môn tự nhiên. Để có cơ hội trúng tuyển sớm, Khôi đăng ký thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. "Lịch trình thường ngày của em là sáng học ở trường; chiều học thêm các môn toán, lý, hóa, tiếng Anh; còn tối sẽ luyện thêm đề khoảng 1 tiếng", Khôi nói.

Nam sinh chia sẻ em chủ yếu luyện từ các đề minh họa mẫu mà trường ĐH công bố. Đồng thời, Khôi cũng làm thêm các dạng bài nâng cao trong sách tham khảo để rèn năng lực. "Trong các đề mẫu, nếu gặp câu hỏi nào khó nhằn, em lưu lại và hôm sau lên hỏi giáo viên nhờ giải đáp. Có khi gặp câu khó quá, em và thầy cô phải ngồi lại với nhau để tìm hướng làm", Khôi cho hay.

Tại chương trình Tư vấn mùa thi, Khôi cũng đặt câu hỏi cho ban tư vấn: Khi tiến độ bài dạy của các trường nơi nhanh nơi chậm, thì làm sao các em biết bản thân đã đủ kiến thức để chọn được đợt thi phù hợp? Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, khuyên thí sinh nên an tâm vì "kỳ thi nào cũng đảm bảo công bằng trong tuyển sinh".

"Khi xây dựng đề thi, chúng tôi không cấu trúc theo tuyến tính mỗi bài học một câu hỏi mà có ma trận, đặc tả phù hợp với thí sinh", ông Quốc cho biết và nhấn mạnh: Do phải đăng ký dự thi và làm bài trên máy tính nên thí sinh cần cẩn thận và lưu ý về độ chính xác.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Hình cảnh: Phim về đề tài cảnh sát hình sự hấp dẫn

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Phía sau cái chết - SCTV14

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...