Xử lý xe bị bỏ lại sau vi phạm giao thông

07:45 - 06/05/2024

Nhiều bạn đọc ủng hộ việc tịch thu phương tiện vi phạm giao thông nhưng chủ xe bỏ luôn, không đóng phạt; đồng thời đề xuất một số giải pháp xung quanh vấn đề này.

Như Thanh Niên đã thông tin, thời gian qua, khi lực lượng CSGT tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn và tạm giữ rất nhiều phương tiện của người vi phạm, đã có nhiều trường hợp bỏ lại xe vì giá trị không bằng mức phạt phải nộp. Trước tình trạng trên, nhiều người đặt câu hỏi về giải quyết số phương tiện này như thế nào và người vi phạm giao thông không nộp phạt, bỏ lại xe của mình sẽ bị xử lý ra sao.
Xử lý xe bị bỏ lại sau vi phạm giao thông

Bên trong bãi tạm giữ xe vi phạm trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7, TP.HCM)

Trần Duy Khánh

Theo Bộ Công an, về trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người vi phạm, tại điều 74 luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Việc xử lý phương tiện hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm hoặc chủ sở hữu không đến nhận, được quy định tại điều 126 của luật này. Điều 126 quy định trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 2 lần.

Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 1 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Đại diện Cục CSGT (C08) Bộ Công an cho hay tình trạng quá tải bãi tạm giữ phương tiện vi phạm đang không chỉ diễn ra ở các thành phố lớn, mà tại 100% các tỉnh, thành cũng như quận, huyện, thị xã. Nguyên nhân dẫn đến quá tải, theo đại diện C08, do người vi phạm không đến chấp hành các quyết định xử phạt, bỏ lại tài sản của mình.

Tịch thu xe, phân loại để xử lý

Nhiều bạn đọc (BĐ) bày tỏ quan điểm ủng hộ giải pháp tịch thu xe vi phạm do chủ sở hữu bỏ luôn không đóng phạt. BĐ Trần Trần nêu ý kiến: "Rất đồng tình với phương án tịch thu phương tiện vi phạm giao thông nhưng không đến nộp phạt sau 2 lần thông báo". "Biên bản vi phạm hành chính nên ghi thêm là quá thời hạn bao nhiêu ngày, chẳng hạn 15 hoặc 30 ngày, sẽ thanh lý phương tiện vi phạm", BĐ hongvantrung1967 bổ sung.

BĐ Huu Trang đặt vấn đề: "Giữ xe để cho đóng phạt mà người vi phạm còn không đóng, bỏ xe luôn. Vậy thì giữ giấy tờ xe cũng chẳng có tác dụng gì, nếu họ vi phạm lần 2 rồi làm gì? Nên rút ngắn thời gian hóa giá xe là hợp lý". "Rõ ràng luật cho phép tịch thu xe vi phạm mà bỏ luôn không đi nộp phạt. Cơ quan chức năng cần nắm địa chỉ người vi phạm để thông báo 2 lần hoặc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để công khai. Cứ tịch thu xong, phân loại rồi tính tiếp chuyện thanh lý hoặc tiêu hủy", BĐ Luong Tuan bày tỏ.

"Trừ trường hợp liên quan đến hình sự, còn lại chỉ tạm giữ tối đa 10 ngày, sau đó biên bản tạm giữ tự động thành biên bản tịch thu phương tiện. Sau 15 ngày, đơn vị tịch thu được phép mang xe bán đấu giá để trích nộp ngân sách nhà nước", BĐ hieu.bd.721 đề xuất.

Tập trung giải pháp đối với chủ xe

Bên cạnh việc ủng hộ biện pháp tịch thu để giải tỏa những bãi giữ xe vi phạm quá tải, BĐ kiến nghị một số cách làm.

"Chỉ giam phương tiện khi nó không đủ điều kiện tham gia giao thông hoặc phương tiện dùng để gây án, phương tiện phải bị tịch thu. Thay vào đó tăng hình phạt, chuyển vụ việc về địa phương theo dõi, cho thời gian đóng phạt nhiều lần, nếu hết thời hạn mà không chấp hành, đề nghị khởi tố, phạt tù", BĐ phuoctamnguy nêu.

"Tại sao không giữ biển số, còn xe thì buộc người vi phạm tự thuê đưa về, không có biển số thì đâu dám ra đường. Cách này vừa giảm tải cho lực lượng chức năng, vừa không phải lo việc kho bãi, bảo quản xe cộ", BĐ Toan Nguyen đề xuất.

Quyết liệt và cụ thể hơn, BĐ Thanh Hiep Nguyen đưa ra các cấp độ xử lý: "Một, giam giữ xe có thời hạn nhất định, ví dụ sau thời gian 30 ngày xe vi phạm sẽ bị thanh lý. Hai, lệ phí giam giữ xe tăng 100% sau 7 ngày chủ sở hữu không đến nhận. Ba, xe vi phạm không đóng phạt sẽ không được cấp giấy phép lưu hành".

* Những xe còn tốt nên có mức phạt cao để người vi phạm sợ và nộp phạt, còn xe cũ nát thì thanh lý, tiêu hủy. 

Hữu Vịnh Đỗ

* Các quy định về việc tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông còn nhiều điều phải bàn. Cần có giải pháp để tránh lãng phí cho nhà nước và nhân dân. Nhìn những bãi tạm giữ xe vi phạm mà đau lòng quá. 

nguyenductuong2022

 
 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Trái Tim Bất Hạnh - SCTV14

Cuộc Chiến Hôn Nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...