BST đậm sắc giá trị văn hoá lấy cảm hứng từ những hoạ tiết Nghệ thuật tráng men lên cốt kim loại của mảnh đất cố đô, NTK Tăng Mai Anh đã sáng tạo để “hồi sinh” giá trị di sản Pháp Lam thông qua bộ sưu tập thời trang của mình.
Ngọc Ánh The New Mentor tiếp tục trở thành nàng thơ trong BST mới nhất của NTK Tăng Mai Anh mang tên Cao hoạ Pháp Lam. Những nét đẹp của di sản Pháp Lam Huế đã được khắc hoạ trong BST.
Những thiết kế lấy cảm hứng từ những hoạ tiết Nghệ thuật tráng men lên cốt kim loại của mảnh đất cố đô, NTK Tăng Mai Anh đã sáng tạo để “hồi sinh” giá trị di sản Pháp Lam thông qua bộ sưu tập của mình.
Khắc họa di sản, các họa tiết tập trung vào những chủ đề về rồng phượng, chim muông, hoa lá, phong cảnh, thơ văn, câu đối chữ Hán Nôm, và các loại họa tiết trang trí mang phong cách cổ điển và truyền thống…
NTK đã tìm đến những nghệ nhân, hoạ sĩ các nhà nghiên cứu để tìm những mẫu hoạ tiết đặc sắc để thêu tay trên lụa. Đặc biệt trong số đó là cuộc gặp gỡ với nghệ nhân Đỗ Hữu Triết và đem tinh thần tranh của anh và sáng tạo thêm những họa tiết mới, tạo nên tổng thể thời trang hài hoà, đặc sắc.
Các thiết kế cũng sử dụng hoạ tiết tươi vui, nhã nhặn với những gam màu truyền thống như tím, đỏ, xanh lam, vàng chanh, hồng phấn, xanh đậm... đó là những gam màu đặc trưng của hoạ tiết nghệ thuật Pháp Lam.
Những hoạ tiết Pháp Lam trên BST cho thấy NTK và các nghệ nhân đã dành rất nhiều tâm huyết. Mai Anh Tăng cho hay, chị và các nghệ nhân đã mất cả ngàn giờ đồng hồ để hoàn tất BST. Chọn những tay kim, tay chỉ lành nghề và đạt đến độ cảm về màu sắc và kỹ thuật cao của làng nghề để thực hiện BST.
Trong BST lần này, NTK Tăng Mai Anh cũng đem dòng tranh dân gian Đông Hồ vào bộ trang phục mang tên Thiên hạ Thái Bình. NTK và nghệ nhân Hoàng Anh đã làm mới bằng cách phối màu và những nét vẽ đặc trưng phù hợp với nghệ thuật Hoạ Kim Sa ở Hoạ Gấm và cũng tương đồng với lối thêu thủ pháp Pháp Lam.
Không chỉ là chuyển thể hoạ tiết của Pháp Lam sang hoạ tiết thêu tay, NTK Tăng Mai Anh đã nắm vững những yếu tố then chốt và đặc trưng trong kỹ thuật tạo nên Pháp Lam, để từ đó, hiểu - truyền tải và ứng dụng thủ pháp thêu tay hiệu ứng Pháp Lam vào trong các đồ án thêu được NTK sáng tạo và thiết kế riêng.
“Cốt của Pháp Lam là cốt đồng, cốt của trang phục là tơ tằm. Một bên kiên cố chắc chắn, một bên mỏng manh nhưng độ bền lại rất cao… Cả 2 đều là phần cốt có phẩm chất tốt để tôn lên những giá trị và sáng tạo trên bề mặt. Kỹ thuật Pháp Lam đặc trưng đã tạo nên bề mặt có sự láng mịn của men gốm với màu sắc tươi sáng, chuyển màu êm ả; vừa hay trong kỹ thuật thêu, tôi luôn ưu ái sử dụng loại chỉ tơ búp óng mượt, dưới bàn tay và độ cảm màu sắc tốt của người nghệ nhân, các tác phẩm thêu tay có được sự tương đồng và cảm quan với những gam màu nổi bật và được chuyển màu hài hoà như tan ra trong nước”, NTK Tăng Mai Anh nói về sự giao hoà, tương đồng của thời trang và di sản.
Nguồn: vov.vn
Đang gửi...