TikToker câu view bất chấp vi phạm pháp luật: Liệu có thể xử lý hình sự?

16:00 - 16/12/2024

Nhiều TikToker đang làm mọi cách để câu view, tăng lượt theo dõi, thậm chí vi phạm pháp luật. Đã đến lúc cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn nữa các nền tảng mạng xã hội, đồng thời phải xử phạt mạnh tay nhằm ngăn chặn những hành vi tương tự.

TẠI SAO TIKTOKER KHÔNG NGẠI VI PHẠM, TÁI PHẠM ?

Gần đây, trường hợp của Phạm Đức Tuấn (Nờ Ô Nô) vấp phải làn sóng phản ứng phẫn nộ từ dư luận, khi làm clip so sánh lãnh tụ với Lê Tuấn Khang. Sau vụ việc, TikToker này bị Sở TT-TT TP.HCM xử phạt 30 triệu đồng và khóa kênh. Đây không phải lần đầu Nờ Ô Nô bị xử phạt. Cách đây 2 năm, người này cũng từng bị khóa kênh và phải nộp phạt 7,5 triệu đồng vì hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

TikToker câu view bất chấp vi phạm pháp luật: Liệu có thể xử lý hình sự?

Hàng loạt trào lưu độc hại, lệch lạc, câu view phản cảm trên nền tảng TikTok khiến dư luận bức xúc

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

Hiện nay, nhiều TikToker kiếm tiền "khủng" từ việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho các nhãn hàng, tiếp thị liên kết, tự kinh doanh… Kênh càng có nhiều lượt xem/theo dõi thì càng kiếm được nhiều tiền. Vì lý do đó, nhiều người đã bất chấp, dùng đủ chiêu trò để xây kênh, thực hiện những trào lưu độc hại, tạo nội dung "bẩn", phản cảm… Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: "Những hot TikToker có thu nhập khủng, nên mức phạt hành chính như hiện tại là chưa đủ sức nặng, không nhằm nhò gì so với số tiền mà họ kiếm được. Do đó, họ có thể đưa ra quyết định đánh đổi".

Bên cạnh đó, yếu tố khiến các TikToker liên tục tái phạm còn đến từ sự dễ dãi của một bộ phận người dùng mạng xã hội. Nờ Ô Nô đã 3 lần bị khóa kênh, nhưng sau mỗi lần, đều không tốn nhiều công sức để "làm lại từ đầu". Đây cũng là lý do khiến nhiều nhà sáng tạo nội dung bất chấp câu view, sai thì xin lỗi, ở ẩn một thời gian rồi trở lại. Điều đó khiến nhiều người tỏ ra quan ngại khi người tham gia mạng xã hội đang dễ dãi với những nội dung bẩn. Thạc sĩ Lê Anh Tú, giảng viên Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM), cho biết: "Quyết định tẩy chay hay tiếp tục theo dõi những TikToker này là quyền của người dùng mạng xã hội. Về vấn đề này, rất khó để phê phán nặng nề vì thuộc về yếu tố dân trí. Khi còn người theo dõi thì TikToker sẽ còn lập kênh".

TikToker câu view bất chấp vi phạm pháp luật: Liệu có thể xử lý hình sự?

TikToker Nờ Ô Nô đã bị Sở TT-TT TP.HCM xử phạt 2 lần vì sản xuất những clip chứa nội dung "bẩn" để câu view

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

NÊN ÁP DỤNG CHẾ TÀI XỬ PHẠT BỔ SUNG

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc tăng chế tài xử phạt có thể là giải pháp hiệu quả để hạn chế các nhà sáng tạo nội dung "nhờn" luật. "Theo tôi, cần tăng mức phạt, số tiền lớn hơn gấp 3 - 4 lần so với mức phạt hiện nay. Ngoài ra, nếu họ vẫn tái phạm thì nên phạt nặng thêm, cần sửa đổi luật để tăng chế tài, có thể áp dụng hình phạt bổ sung. Không những phạt tiền mà cơ quan chức năng có thể nghiên cứu đến hình thức xử phạt như cấm vĩnh viễn tài khoản, cấm hành nghề hay phạt lao động công ích xã hội trong một thời gian nhất định thì mới đủ sức răn đe", luật sư Trần Minh Hùng kiến nghị.

Trước câu hỏi có nên xử lý hình sự với trường hợp những TikToker cố tình tái phạm, luật sư Hùng cho rằng việc xử lý trách nhiệm hình sự là mức cao nhất, chỉ đặt ra khi thực sự cần phải xử lý những cá nhân có thái độ không biết nhận lỗi, cố ý thực hiện vì mục đích, động cơ chống đối, gây rối xã hội hoặc hậu quả bị đánh giá là đến mức phải xử lý trách nhiệm hình sự. Do đó, để đánh giá hành vi sai phạm của các TikToker thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào nội dung được đăng tải, tính chất tác động của vụ việc, hậu quả thực tế và nhân thân đối tượng vi phạm để xem xét.

Ông Hùng nói thêm: "Theo quy định tại khoản 1 điều 7 luật Xử lý vi phạm hành chính, đủ 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính, không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Cho nên, cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính như hiện tại là phù hợp. Còn nếu tiếp tục có hành vi vi phạm, việc bị xử lý hình sự đối với các chủ kênh khi đủ dấu hiệu, tính chất là có căn cứ".

Ngoài việc xử phạt mạnh tay, luật sư Hùng cho rằng cơ quan chức năng cũng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ các nền tảng mạng xã hội. Hiện nay, việc kiểm soát, kiểm duyệt và ngăn chặn thông tin xấu, độc hại vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng và quy định pháp luật VN trên TikTok đã được nhà phát triển chú trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, thông tin xấu, độc hại vẫn xuất hiện tràn lan, thậm chí được đẩy lên xu hướng. "Đã đến lúc cơ quan chức năng siết chặt quản lý hơn nữa đối với các nền tảng mạng xã hội. Nếu TikTok không hợp tác, không ủy quyền cho pháp nhân tại VN để quản lý và giám sát nội dung, thì cơ quan chức năng nên cân nhắc vấn đề có nên để TikTok tiếp tục hoạt động ở nước ta hay không", luật sư này nhấn mạnh. 

CẦN XỬ LÝ GỐC RỄ VẤN ĐỀ

Việc xử lý các nhà sáng tạo nội dung hay kiểm soát nền tảng mạng xã hội chỉ là giải pháp ở phần ngọn còn gốc rễ vấn đề là ý thức của chính người dùng mạng xã hội. Thạc sĩ Lê Anh Tú, giảng viên Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM), cho rằng cần phải định hướng, giáo dục ý thức của người dùng, đặc biệt là đối tượng trẻ. "Theo tôi, phải có biện pháp mang tính "mưa dầm thấm lâu" chứ không thể ngày một ngày hai mà thay đổi được. Nhà trường và gia đình sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Khi người dùng mạng xã hội có sự chọn lọc nội dung, hướng đến những thông tin chuẩn mực, mang tính tích cực, có ý nghĩa nhân văn thì những thông tin "bẩn", nội dung tiêu cực sẽ được loại bỏ dần. Từ đó môi trường mạng xã hội cũng sẽ được thanh lọc", ông Tú nói.

Cũng theo thạc sĩ Lê Anh Tú, một nhà sáng tạo nội dung quá khuôn phép đôi khi sẽ bị đánh giá là nhạt, ít thu hút. Tuy nhiên, nếu bất chấp câu view bằng nội dung "bẩn" thì hậu quả khó lường. Thay vào đó, các nhà sáng tạo nội dung nên tạo ra bản sắc cho riêng mình dựa trên thế mạnh của bản thân thì sẽ nổi tiếng lâu dài. "Những thế mạnh đó có thể đến từ chủ đề du lịch, làm đẹp, học ngoại ngữ, phần mềm nghiên cứu, hướng dẫn mọi người tập luyện những kỹ năng thể thao, nấu ăn, chăm sóc bản thân... vừa phù hợp xu hướng mà cũng mang lại lợi ích cho cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức xã hội và lan tỏa những giá trị tốt đẹp", ông Tú chia sẻ.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...