Chiều ngày 8/7, Đoàn Lãnh đạo Cấp cao Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã gặp gỡ làm việc nhiều nội dung quan trọng với Bộ Công Thương.

FIATA mong muốn hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư phát triển logistics

Đoàn Lãnh đạo Cấp cao FIATA và VLA gặp gỡ làm việc nhiều nội dung quan trọng với Bộ Công Thương. 

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Stéphane Graber, Tổng Giám đốc FIATA cho biết, FIATA cũng đã phối hợp với ngân hàng thế giới để đánh giá chỉ số năng lực logistics của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, cũng đã phối hợp với VLA để thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành logistics.

“FIATA là thành viên của Tổ chức liên minh các Chỉ số hiệu quả logistics và mong muốn giới thiệu dự án này đến với Việt Nam nhằm góp phần cải thiện năng lực logistics của Việt Nam trong tương lai”, ông Stephan Graber chia sẻ. 

Cũng theo ông Stéphane Graber, với năng lực và kinh nghiệm của mình, FIATA mong muốn hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn nữa trong việc thu hút đầu tư, phát huy vai trò địa lý của Việt Nam trong phát triển logistics, các vấn đề đào tạo nhân lực cũng như chuẩn hóa các chứng từ liên quan đến logistics, trong đó có các vận đơn.

FIATA mong muốn hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư phát triển logistics

Ông Stéphane Graber, Tổng Giám đốc FIATA cho biết, FIATA cũng đã phối hợp với ngân hàng thế giới để đánh giá chỉ số năng lực logistics của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

FIATA thông qua VLA đã tích cực quan tâm, đồng hành với Bộ Công Thương và sẽ tiếp tục thực hiện để đề xuất các giải pháp theo các ý kiến chỉ đạo toàn diện của Thủ tướng Chính phủ, nhất là về hạ tầng giao thông, hạ tầng số, tăng cường kết nối kinh tế, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là các mục tiêu hoàn toàn phù hợp và có thể sẽ giúp Việt Nam phát triển vượt bậc.

Chia sẻ về Đại hội thế giới Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA WORLD CONGRESS) 2025, Lãnh đạo FIATA nhận định, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá đúng tầm vóc và ý nghĩa của sự kiện đối với Việt Nam và cả cộng đồng logistics thế giới, bao gồm cả các nhà đầu tư, các nhà vận hành cảng biển, hãng tàu, các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà xuất nhập khẩu và nhiều bên liên quan khác. Các lợi ích trực tiếp và gián tiếp mà một sự kiện tầm cỡ thế giới mang lại đã được Thủ tướng chỉ rõ.

FIATA hy vọng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, hiệp hội và cơ quan chức năng của Việt Nam được tăng cường, đặt doanh nghiệp vào trung tâm, chuẩn bị chu đáo hơn để thuyết phục đối tác quốc tế và đón nhận các cơ hội ngay từ FWC 2025.

FIATA mong muốn hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư phát triển logistics

FIATA hy vọng sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, hiệp hội và cơ quan chức năng của Việt Nam được tăng cường. 

Ghi nhận những ý kiến từ Tổng giám đốc FIATA, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương nhận thức được tầm quan trọng của Đại hội, nơi hội tụ của các lãnh đạo, các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực logistics. Đại hội không chỉ để trao đổi kinh nghiệm, chính sách, xu thế, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ trao đổi các dự án hợp tác cụ thể. Hi vọng, thông qua Đại hội, các doanh nghiệp Việt Nam có thể kết nối hợp tác, tăng cường hiểu biết và có được các dự án cụ thể với các đại biểu. 

Để Đại hội đạt hiệu quả cao nhất, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho rằng, công tác tổ chức là hết sức quan trọng. Do đó, FIATA cần sớm có thông báo, dự kiến đại biểu, nội dung các phiên trao đổi, chương trình của các hoạt động kết nối và sớm thông báo cho các Hiệp hội của Việt Nam thông qua Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam.

FIATA mong muốn hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư phát triển logistics

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương nhận thức được tầm quan trọng của Đại hội. 

Về những xu thế hợp tác, Thứ trưởng hoan nghênh xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững. Bởi theo Thứ trưởng, đây cũng là xu thế chung của thế giới, các hoạt động hợp tác kinh doanh cũng sẽ đi theo xu thế này. Việt Nam là nước đang phát triển nên cần có sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, hiệp hội, bạn bè quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương đề xuất FIATA kết nối, hợp tác với phái đoàn Việt nam tại Geneva, Thuỵ Sỹ. Đồng thời, khẳng định logistics là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Định hướng phát triển logistics của Việt Nam ngay từ đầu là đi theo xu thế lớn của thế giới. Nhiều vấn đề quan tâm sẽ được làm rõ trong Đại hội năm tới.

FIATA mong muốn hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư phát triển logistics

Thứ trưởng Bộ Công Thương đề xuất FIATA kết nối, hợp tác với phái đoàn Việt nam tại Geneva, Thuỵ Sỹ.

FIATA mong muốn hỗ trợ Việt Nam thu hút đầu tư phát triển logistics

“Thông thường sau Đại hội sẽ có những báo cáo gửi đến Chính phủ các nước có liên quan cũng như các tổ chức quốc tế, tôi rất mong sau Đại hội tới, sẽ có những đề xuất kiến nghị với các nước, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở đó các cơ quan chức năng của Việt Nam có thể xây dựng các chiến lược, chính sách phù hợp để phát triển ngành logistics Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt rất mong FIATA hỗ trợ về thúc đẩy số hoá, xanh hoá logistics”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.