Chuyển đổi xanh là câu chuyện kinh doanh buộc phải chuyển đổi, dù muốn hay không khi xã hội hiện nay đòi hỏi phải có chữ “xanh” trong tiêu dùng.
Theo Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nay, xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và đảm bảo an toàn công bằng về xã hội.
- Theo ông, đâu là những lợi thế và thách thức của Việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững và xu hướng chuyển dịch dòng vốn xanh?
Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020. Vào tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050”.
Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu với các doanh nghiệp. Chuyển đổi xanh là câu chuyện kinh doanh buộc phải chuyển đổi, dù muốn hay không khi xã hội hiện nay đòi hỏi phải có chữ “xanh” trong tiêu dùng.
Theo đó, chúng ta đang đứng trước bối cảnh có nhiều thuận lợi với xu hướng khó có thể đảo ngược của hành trình tăng trưởng xanh, là “bàn đạp” cho thị trường tài chính xanh. Bên cạnh đó, với sự cam kết của cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng về 0; sự đổi mới và đầu tư ngày càng tăng vào công nghệ, sản phẩm và dịch vụ xanh; nhu cầu lớn về môi trường sạch… càng thúc đẩy cho bức tranh “phủ xanh” của Việt Nam.
Tuy nhiên, thách thức cũng là một “mảng tối” không thể thiếu cho bức tranh toàn cảnh. Tác động từ biến động của thế giới, sự chững lại của sản xuất xanh ở một số nước; quá trình xanh hóa sản xuất ô tô gặp nhiều trở ngại; kinh tế thế giới đình trệ/suy thoái làm trì hoãn nguồn vốn cho tăng trưởng/chuyển đổi xanh;...
- Việt Nam mới chỉ đang ở bước đầu trong việc quy hoạch, xây dựng khung pháp lý, quy định đối với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nói chung và thị trường tài chính nói riêng, thưa ông?
Để thúc đẩy hành trình xanh hóa nền kinh tế, tài chính xanh là một phương thức đặc biệt mà các quốc gia trên thế giới đều coi trọng. Đến nay, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã định hình nền tảng và phát triển với 3 cấu phần, gồm: thị trường tín dụng xanh, thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh. Mặc dù vậy, việc quy hoạch, khung pháp lý, quy định đối với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nói chung và thị trường tài chính nhất là ở Việt Nam mới bắt đầu đi vào hoạt động và vẫn chưa được hoàn thiện, đồng bộ.
Cụ thể, hệ thống thông tin về kinh tế xanh, tài chính xanh còn thiếu, không nhất quán, ít được kiểm định chặt chẽ, đáng tin cậy. Cơ chế đầu tư cho đối mới sáng tạo, chuyển đổi số nhìn chung vẫn theo kiểu phát triển, bảo toàn vốn dẫn đến khó có thể thúc đẩy (nhất là trong phát triển công nghệ hướng tới chuyển đổi xanh).
Ngoài ra, do thiếu tiêu chuẩn hóa và dữ liệu sẵn có cũng như các quy định, khái niệm rõ ràng khiến các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong đánh giá rủi ro. Do đó, dẫn đến khó nhận biết, rạch ròi doanh nghiệp, công ty xanh “dởm”/tẩy xanh, hoặc nhà đầu tư không chọn đúng kỳ mục/mục tiêu (cổ phiếu ESG, trái phiếu xanh “yêu thích” của mình.
Hơn thế, chúng ta khó huy động vốn, nhất là cho dự án năng lượng tái tạo do tại Luật Các tổ chức tín dụng có quy định khống chế hạn mức tín dụng tối đa (15% vốn điều lệ khi cho vay) thiếu về năng lực phân tích, số liệu, thông tin liên quan; Danh mục xanh chậm ra đời, chưa đầy đủ; Cơ hội đầu tư lĩnh vực khác có thể lớn hơn rủi ro ít hơn… đó là những trở ngại không nhỏ cho nhà đầu tư.
- Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm có các giải pháp đột phá trong phát triển thị trường tài chính xanh để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh, theo ông?
Việt Nam cần xây dựng hữu hiệu, thông tin thị trường, dữ liệu, danh sách trái phiếu/cổ phiếu xanh, với định nghĩa pháp lý rõ ràng; tiêu chí chặt chẽ trong huy động vốn, các khuyến khích hữu hiệu nhằm xây dựng lòng tin, đáp ứng lợi ích, kỳ vọng các nhóm nhà đầu tư.
Để phát triển vững chắc và lành mạnh thị trường tài chính xanh, cần xác lập luật chơi cho thị trường, cùng với đó là khai thác hiệu quả thị trường tài chính truyền thống. Đồng thời tạo dựng niềm tin, kỷ luật thị trường trong đó có tính đến bối cảnh mới.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Đang gửi...