Chuyển đổi số logistics: Doanh nghiệp phải tự giải quyết bài toán nội lực

09:31 - 11/01/2025

Với những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số, chuyên gia đề xuất doanh nghiệp logistics tự giải quyết bài toán nội lực trong khi chờ đợi những thay đổi yếu tố khách quan.

Phát biểu khai mạc Hội thảo “thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành logistics”, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhấn mạnh, định hướng chuyển đổi số lĩnh vực logistics đã được đưa vào nhiều quyết sách quan trọng.

Chuyển đổi số logistics: Doanh nghiệp phải tự giải quyết bài toán nội lực

“Báo cáo Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam - thực trạng và khuyến nghị” do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế của Dự án Thương mại số tại Việt Nam (VDT) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp Bộ Công Thương thực hiện.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định logistics là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Quyết định số 221/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng xác định một trong những nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 là “Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi số trong dịch vụ logistics”.

“Cùng với đó, nhu cầu, áp lực thị trường khiến chuyển đổi số của các doanh nghiệp logistics trở thành yêu cầu tất yếu. Dự án Thương mại số tại Việt Nam đưa ra thực trạng chuyển đổi số trong nhiều hoạt động trong lĩnh vực thương mại, trong đó có lĩnh vực logistics. Qua hội thảo, chúng tôi mong muốn các đại biểu góp ý thêm về tính cần thiết chuyển đổi số lĩnh vực logistics, đề xuất các giải pháp chuyển đổi số, có thể trong công tác quản lý nhà nước về logistics, trong hoạt động của doanh nghiệp hay trong công tác giảng dạy của các cơ sở đào tạo,…”, ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Chuyển đổi số logistics: Doanh nghiệp phải tự giải quyết bài toán nội lực

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Đồng thời cho biết, chúng ta đang bước vào năm bản lề, nếu năm 2024 ngành logistics đã có một năm khởi sắc trong bối cảnh khó khăn, thì năm 2025 cũng dự báo sẽ vẫn còn những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, khó khăn cũng tạo động lực cho ngành phát triển trong những năm tiếp theo.

Trình bày Dự thảo Báo cáo Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam - thực trạng và khuyến nghị do nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế của Dự án Thương mại số tại Việt Nam (VDT), bà Phạm Thị Lan Hương, Chuyên gia trong nước, Dự án Thương mại số tại Việt Nam của USAID nhấn mạnh, dự án thực hiện nhằm đánh giá mức độ chuyển đổi số trong các nhóm ngành dịch vụ cảng, kho bãi, vận tải và giao hàng chặng cuối tại Việt Nam, đông thời đưa ra các khuyến nghị chính sách cụ thể.

Theo bà Lan Hương, kết quả Báo cáo cho thấy, đa số doanh nghiệp đều nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong các doanh nghiệp logistics. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các nhóm ngành, ví dụ như nhóm doanh nghiệp giao hàng chặng cuối có mức độ đầu tư và hoạt động chuyển đổi số tích cực hơn nhóm doanh nghiệp vận tải.

Cùng với đó, giải pháp và hạ tầng công nghệ cho chuyển đổi số ngày càng đa dạng và dần có sự chuyển dịch từ các nhà cung cấp phần mềm, giải pháp nước ngoài sang các doanh nghiệp Việt Nam.

Báo cáo cũng chỉ ra những rào cản chính đối với chuyển đổi số lĩnh vực logistics. Theo đó, bà Hương cho biết, có 2 nhóm với 8 khó khăn, rào cản chính. Thứ nhất, nhóm các khó khăn khách quan, bà Lan Hương cho biết có 4 khó khăn chính, doanh nghiệp đánh giá tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ và nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó tính tương thích của các đối tác, các bên tham gia vào chuỗi. Ngoài ra, rào cản khung pháp lý cho chuyển đổi số, tiêu chuẩn vận hành không cố định cũng là những rào cản với doanh nghiệp.

Thứ hai, về nhóm các khó khăn chủ quan gồm doanh nghiệp thiếu nguồn nhân sự chuyên trách cho chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng bị hạn chế về nguồn vốn cho hoạt động này. Bên cạnh đó, nghiệp vụ quản trị rủi ro và an ninh mạng còn yếu. Doanh nghiệp thiếu quy trình, lộ trình thực hiện chuyển đổi số.

Trên cơ sở phân tích các khó khăn, rào cản cũng như những bài học thành công, nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất về giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành logistics Việt Nam dựa trên các các trụ cột chính gồm nhận thức, nguồn lực và cách làm.

Trong đó, về nhận thức, nhóm chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số, thể hiện vai trò của tất cả các bộ phận trong kế hoạch đó, truyền thông đầy đủ cũng như xây dựng cơ chế KPI cho các đầu mục công việc về chuyển đổi số.

Về nguồn lực và cách làm là khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp logistics trong quá trình chuyển đổi số, nhóm báo cáo đề xuất hướng đến việc doanh nghiệp tự giải quyết bài toán nội lực trong khi chờ đợi những thay đổi từ các yếu tố khách quan.

Cụ thể, Báo cáo khuyến nghị, chia nhỏ mục tiêu chuyển đổi số, làm từ những ứng dụng đơn giản trước. Đồng thời, tìm kiếm các giải pháp dạng “on cloud” thay vì viết riêng cho doanh nghiệp mình. Hoạch định vai trò của cán bộ chuyên triển khai dự án chuyển đổi số thay vì sử dụng nhân sự viết phần mềm. Xây dựng hệ thống quy trình, báo cáo và thiết lập văn hóa làm việc theo quy trình.

Chuyển đổi số logistics: Doanh nghiệp phải tự giải quyết bài toán nội lực

Bà Phạm Thị Lan Hương, Chuyên gia trong nước, Dự án Thương mại số tại Việt Nam của USAID.

Ở góc độ vĩ mô, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp tạo thể chế, môi trường và nguồn lực từ thị trường thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp. Các đề xuất giải pháp này hướng đến vai trò của các chủ thể như cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội logistics, hiệp hội ngành hàng.

Trong đó, với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, kiến nghị ban hành chiến lược quốc gia về phát triển ngành dịch vụ logistics, trong đó tích hợp các mục tiêu và phương án chuyển đổi số trong logistics, thành lập Ủy ban logistics quốc gia để triển khai chiến lược này.

Đồng thời, hoàn thiện khung pháp lý: thương mại điện tử, vấn đề bảo mật, hợp tác phòng chống phá hoại, vấn đề quản trị kỹ thuật số, tích hợp các chức năng về giám sát mạng lưới, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Với các tổ chức phi chính phủ, cơ quan Nhà nước đề xuất lập Quỹ khởi nghiệp Logistics xanh do nhà nước hậu thuẫn tập trung vào việc đưa những ý tưởng mới và các giải pháp sáng tạo về logistics xanh ra thị trường, tạo nguồn cung đa dạng về các giải pháp chuyển đổi số với chi phí hợp lý, giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn tối ưu hơn.

Đồng thời, triển khai các dự án phi lợi nhuận về tư vấn, hỗ trợ triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ

Với các Hiệp hội, báo cáo khuyến nghị xây dựng những khung tiêu chuẩn gợi ý cho các doanh nghiệp logistics. Triển khai các dự án đào tạo về xây dựng hệ thống quản trị, thiết lập quy trình – hướng đến các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ.

Ban hành cơ chế hỗ trợ nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi cho các dự án chuyển đổi số của doanh nghiệp logistics. Thúc đẩy các doanh nghiệp lớn tiên phong trong triển khai chuyển đổi số và kết nối các doanh nghiệp khác trong chuỗi giá trị.

Ngoài ra, Báo cáo cũng chia sẻ các thực tiễn tốt nhất về chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics từ một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Úc và Đức.

Góp ý cho Dự thảo Báo cáo, bà Bùi Thị Hải Yến, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) đánh giá, có những đóng góp quan trọng và tích cực từ Dự án của USAID.

Tuy nhiên, bà Yến cũng thẳng thắn trao đổi một số vấn đề còn cần bàn bạc thêm. Theo đó, Nhóm biên soạn tài liệu sử dụng định nghĩa về chuyển đổi số của Gartner “Chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh nhằm tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới” nhưng không phân tích hay diễn giải sâu hơn là thay đổi mô hình kinh doanh như thế nào.

“Vì thế, cách quan sát về chuyển đổi số của nhóm khảo sát thiên về đo đếm các phần mềm CNTT đã được ứng dụng để nhận xét về mức độ trưởng thành số của đối tượng được khảo sát”, bà Yến nhận định.

Nhắc tới bài viết “Số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước” của Tổng Bí thư Tô Lâm, bà Yến nhận định, mục tiêu chuyển đổi số ở Việt Nam từ nay đến nhiều năm nữa là xây dựng phương thức sản xuất số. Trong ngành logistics, nhiệm vụ đó là “Xây dựng phương thức cung cấp dịch vụ logistics số”.

“Với định nghĩa này, chúng tôi nhận thức được rằng công nghệ số có thể tạo ra phương thức sản xuất mới còn CNTT (vốn đã được ứng dụng từ lâu) chỉ có thể hoàn thiện phương thức sản xuất cũ. Vì thế, trong VLA, chúng tôi xây dựng chiến lược chuyển đổi số tập trung chủ yếu vào ứng dụng công nghệ số nhằm thay đổi quy trình cung cấp dịch vụ theo hướng tự động, thông minh, đi cùng với đó là phương pháp đo lường, đánh giá mức độ chuyển đổi số thông qua năng suất lao động và thời gian đáp ứng”, bà Yến nhấn mạnh.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Trái Tim Bất Hạnh - SCTV14

Cuộc Chiến Hôn Nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...