Trình Quốc hội bổ sung hơn 20.000 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

09:46 - 25/10/2024

Theo Chính phủ, nếu Vietcombank không được tăng vốn điều lệ thì sẽ không thể đảm bảo vai trò chủ lực, định hướng thị trường ngân hàng.

Trình Quốc hội bổ sung hơn 20.000 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

 

Chiều 23/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021.

Thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ, chi trả tiền mặt lũy kế đến hết năm 2014, lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ, chi trả tiền mặt các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021.

Phó Thủ tướng cho biết, việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank là phù hợp với Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trình Quốc hội bổ sung hơn 20.000 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình

Theo ông Phớc, các ngân hàng thương mại Nhà nước nói chung và Vietcombank nói riêng có vai trò quan trọng là lực lượng chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường, được xác định là “sếu đầu đàn” của ngành tài chính – ngân hàng.

Tuy nhiên, vốn điều lệ hiện nay của Vietcombank là 55.891 tỷ đồng – thấp hơn nhiều so với VPBank (79.339 tỷ đồng), Techcombank (70.450 tỷ đồng)…

“Do đó, nếu Vietcombank không được tăng vốn điều lệ sẽ không thể đảm bảo vai trò chủ lực, định hướng thị trường ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ cũng là cơ sở để Vietcombank mở rộng hoạt động tín dụng, đặc biệt trong việc thực hiện cho vay các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ nền kinh tế của đất nước”, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết.

Ngoài ra, việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank là điều kiện cần thiết để ngân hàng có đủ nguồn lực hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giao. Như mới đây, Vietcombank đã nhận chuyển giao bắt buộc với Ngân hàng Xây dựng (CBBank).

Theo Chính phủ, sau khi chính thức tiếp nhận chuyển giao bắt buộc, Vietcombank sẽ phải tập trung nguồn lực để hỗ trợ tổ chức tín dụng yếu kém bao gồm cả các biện pháp hỗ trợ tài chính và phi tài chính cho tổ chứ tín dụng yếu kém để ngân hàng này sớm phục hồi.

“Vietcombank rất cần tăng vốn điều lệ để có đủ nguồn lực mở rộng danh mục tín dụng làm cơ sở chuyển giao một phần dư nợ cho tổ chức tín dụng yếu kém”, ông Phớc cho biết.

Ngoài ra, việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước là cơ sở để Vietcombank nâng cao năng lực tài chính, có nguồn lực để cấp tín dụng cho nhiều dự án quan trọng Quốc gia với nhu cầu vốn đặc biệt lớn…

Trước thực tế trên, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank để duy trì tỉ lệ sở hữu của Nhà nước tại Vietcombank thông qua nguồn cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của Vietcombank và đưa vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, Chính phủ để xuất bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỉ lệ vốn góp Nhà nước tại Vietcombank với số tiền 20.695 tỷ đồng từ cổ tức bằng cổ phiếu được chia của cổ đông Nhà nước từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lợi nhuận còn lại năm 2021 của Vietcombank.

Trình Quốc hội bổ sung hơn 20.000 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

Chính phủ đề xuất tăng hơn 20.000 tỷ đồng vốn cho Vietcombank

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Uỷ ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank. Việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank sẽ giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm các tỉ lệ an toàn và hướng tới chuẩn mực quốc tế.

Đồng thời giúp Vietcombank có đủ nguồn lực tham gia hỗ trợ cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên ông Thanh cho biết, đa số ý kiến trong Uỷ ban Kinh tế đề nghị làm rõ hơn cơ cấu sử dụng vốn được đầu tư bổ sung tại Vietcombank trên cơ sở bảo đảm phù hợp, thống nhất với mục đích đầu tư bổ sung vốn Nhà nước.

Có ý kiến đề nghị đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn đối với hiệu quả của việc đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại Vietcombank, trong đó có tác động tới chính ngân hàng, tới sự phát triển của ngành ngân hàng và hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư. Có ý kiến đề nghị làm rõ nhận định “nguồn vốn Vietcombank đề xuất để tăng vốn điều lệ không có tác động đến ngân sách Nhà nước”.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Ông chủ trường đua - SCTV9

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...