“Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh”

08:25 - 26/08/2024

Đây là chủ đề của Tuần lễ Tiêm chủng năm 2024 do Bộ Y tế phát động.

“Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh”

 

Ngày 22/8, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024 và phát động triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết: “Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhờ tiêm chủng vaccine mà nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được thanh toán, loại trừ hoặc khống chế. Ước tính Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn cầu phòng được 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng được đánh giá là một trong những Chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, hơn 40 năm qua, hàng trăm triệu liều vaccine đã được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ Việt Nam, góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ mắc và tử vong”.

Tuần lễ Tiêm chủng thế giới hàng năm là sáng kiến do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động nhằm kêu gọi các quốc gia, tổ chức hành động cần thiết để trẻ em, cộng đồng được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc và tử vong do các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine, giúp họ sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn. Tuần lễ Tiêm chủng năm 2024 diễn ra cùng với thời điểm kỷ niệm 50 năm thành lập Chương trình Tiêm chủng mở rộng toàn cầu, đây là dịp để tôn vinh thành tựu của Tiêm chủng mở rộng, nêu bật tác động của Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong cứu sống, bảo vệ sức khỏe con người, thúc đẩy sáng kiến đổi mới nhằm tăng cường công tác tiêm chủng quan trọng này.

Tại Việt Nam, hiện nay có 11 bệnh truyền nhiễm gồm lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản B, rubella, Rota được triển khai trong tiêm chủng mở rộng. Kết quả của tiêm chủng mở rộng đã góp phần quan trọng trong đạt thành quả thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000; loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005; giảm rõ rệt tỷ lệ các bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tuần lễ Tiêm chủng tại Việt Nam lần đầu tiên được Bộ Y tế tổ chức vào năm 2011 tại Phú Thọ nhằm hưởng ứng “Tuần lễ Tiêm chủng” do Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương phát động và được duy trì từ đó đến nay với sự chủ trì của Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo Chính phủ.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của tiêm chủng, huy động nguồn lực đầu tư của chính quyền, đoàn thể, các tổ chức quốc tế và thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 theo Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 02/02/2024 của Bộ Y tế; Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế trong việc rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non, học sinh thuộc độ tuổi tiêm chủng chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp rà soát và chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực, thông báo và phối hợp với Ngành Y tế tại địa phương để tổ chức các điểm tiêm chủng bảo đảm an toàn và tăng cường công tác truyền thông về hiệu quả và tính an toàn của các vaccine.

Chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể đã có sự quan tâm song cần quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa, đặc biệt đảm bảo đủ kinh phí để triển khai công tác tiêm chủng của địa phương, trong đó ưu tiên kinh phí cho triển khai tiêm chủng mở rộng, kinh phí cho công tác phòng chống dịch những bệnh có vaccine như sởi, bạch hầu…

Với nguy cơ bùng phát dịch sởi trên thế giới cũng như tại Việt Nam theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế đã phối hợp với WHO, UNICEF xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống dịch sởi năm 2024 với 1.134.200 liều vaccine do Chính phủ Úc tài trợ thông qua WHO. Chiến dịch được triển khai tại các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế tại các quận, huyện có nguy cơ và đang có các ca sởi/dịch sởi. Vaccine được cung cấp miễn phí cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi; nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vaccine chứa thành phần sởi theo quy định.

Để triển khai thành công chiến dịch này, UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo sở, ban ngành xây dựng, ban hành Kế hoạch tại địa phương, bố trí đầy đủ kinh phí, nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng; tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm chiến dịch vaccine sởi-rubella cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các khối tiểu học, mầm non, mẫu giáo vận động phụ huynh đồng ý cho con em tham gia tiêm vaccine. Đối với các tỉnh, thành phố chưa thuộc phạm vi triển khai của Kế hoạch thì phối hợp với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur tiếp tục rà soát các đối tượng, thực hiện đánh giá, xác định vùng nguy cơ để chuẩn bị, xây dựng kế hoạch tiêm chủng chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi trên địa bàn trong trường hợp cần thiết.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ triển khai kế hoạch sử dụng vaccine mới theo Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ trong đó bổ sung vaccine phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota, vaccine phòng bệnh do phế cầu, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV… để có thêm cơ hội phòng bệnh cho người dân.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Trái Tim Bất Hạnh - SCTV14

Thám tử thần toán - SCTV9

Đường đích chiến thắng - SCTV9

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...