>> Quốc gia nghèo nhất thế giới chế tạo thành công siêu xe, chuyện thật hay hoang đường?

Khởi đầu một hành trình

Công ty GTV Motor của Campuchia thông báo, sắp hoàn thành nhà máy lắp ráp ô tô tại huyện Kandal Steung, tỉnh Kandal. Nhà máy lắp ráp có diện tích 100.000 m2, với công suất 35.000 xe/năm.

GTV Motor, thành lập năm 2022, là thương hiệu ô tô quốc gia đầu tiên của Campuchia. Dự án nhận được được sự hỗ trợ của Chính phủ Campuchia, với tham vọng trở thành nền tảng cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng, cũng như phát triển kinh tế nói chung của Campuchia.

Campuchia có thương hiệu ô tô quốc gia, tham vọng làm chuyện lớn?

Bên trong nhà máy lắp ráp ô tô của GTV Motor.

Nhà máy GTV Motor có vốn đầu tư 15,6 triệu USD, sẽ cho ra sản phẩm vào nửa đầu năm 2024. Ban đầu tập trung vào thị trường nội địa, để đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh đối với ô tô mới. Nhà máy sẽ tập trung sản xuất 5 mẫu xe mang thương hiệu GTV Motor, thuộc các phân khúc SUV, PICK UP và MPV giá rẻ, phù hợp với sở thích và ngân sách mua sắm của người tiêu dùng. Sản phẩm đầu tiên sẽ đến tay khách hàng sau 6 tháng nữa.

Bên cạnh đó, Công ty cũng đã thành lập Viện Nghiên cứu Ô tô - Điện tử, hợp tác với Học viện Bách khoa Quốc gia Campuchia, Đại học Công nghệ Trùng Khánh, Trung Quốc, cùng các hãng xe KC MOTORS, Kaiyi Auto, JAC Auto, Sinotruck, Volkswagen… hướng tới nghiên cứu công nghệ ô tô và cung cấp các giải pháp tiên tiến đào tạo nghề phục vụ phát triển ngành công nghiệp ô tô Campuchia.

Ông Soy Benlyly, Phó Tổng giám đốc của GTV Motor cho biết: bằng cách tăng cường nghiên cứu, phát triển và xây dựng thương hiệu, công ty sẽ cải thiện sức cạnh tranh và tầm ảnh hưởng của mình, qua đó đóng góp tích cực cho ngành công nghiệp ô tô Campuchia.

Campuchia có thương hiệu ô tô quốc gia, tham vọng làm chuyện lớn?

Một mẫu xe của GTV Motor.

Báo chí Campuchia nhận định, GTV Motor ra đời, đánh dấu khởi đầu cho một hành trình thú vị của thương hiệu ô tô quốc gia, được tôn vinh như một niềm tự hào dân tộc.

Tuy nhiên, những sản phẩm mà GTV Motor giới thiệu không khác nhiều các mẫu xe đã bán lâu nay của hãng xe Kaiyi Trung Quốc. Một số nguồn tin cho biết, GTV Motor được thành lập dựa trên nghiên cứu và hỗ trợ của chuyên gia Trung Quốc.

Tham vọng Campuchia

Với dân số 17 triệu người và thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.000 USD/năm, thì quy mô thị trường ô tô Campuchia hiện nay được đánh giá là khá nhỏ bé. Năm 2023, số lượng ô tô đăng ký xe mới tại Campuchia ước đạt 50.000 chiếc. Trong khi đó, ngành công nghiệp ô tô muốn phát triển phải dựa vào quy mô lớn.

Tại Campuchia hiện có một số nhà máy lắp ráp quy mô nhỏ của các hãng xe như: Dongfeng, Ford, Hyundai, Isuzu, Kia… GTV Motor vốn là đối tác lắp ráp và xuất khẩu ô tô chỉ định của hãng Volkswagen tại khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, Campuchia được cho là quốc gia có tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ô tô. Vì có cơ sở hạ tầng đầy đủ, bao gồm các cảng biển nước sâu và các điều kiện tự nhiên thuận lợi. Campuchia là thành viên khu vực mậu dịch tự do AFTA, nên xuất khẩu ô tô và linh kiện sang các nước trong khu vực ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi 0%, nếu đạt tỷ lệ nội địa hoá nội khối 40%.

Campuchia có thương hiệu ô tô quốc gia, tham vọng làm chuyện lớn?

Sản phẩm của GTV Motor có thiết kế giống với mẫu xe Kaiyi của Trung Quốc.

Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia cho biết, giai đoạn gần đây ngành ô tô và điện tử có tăng trưởng đáng kể. Chính phủ đã xác định, ô tô và điện tử là những lĩnh vực ưu tiên để thúc đẩy Campuchia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạng hóa và phát triển kinh tế.

Campuchia đang xây dựng lộ trình phát triển lĩnh vực ô tô và điện tử. "Lộ trình phát triển và thu hút đầu tư trong lĩnh vực ô tô", nhắm mục tiêu đến sự phát triển và liên kết với chuỗi giá trị toàn cầu. Lộ trình đặt tham vọng Campuchia trở thành một trung tâm sản xuất linh kiện với các bộ phận xe phức tạp hơn và giá trị gia tăng cao. Việc thực hiện thành công lộ trình sẽ giúp tăng xuất khẩu và tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới trong 5 năm tới, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tại Báo cáo gửi Quốc hội, kỳ họp thứ 8, khóa XIV, tháng 10/2019, liên quan đến ngành công nghiệp ô tô, Bộ Công thương nhận định, một số quốc gia trong khu vực như Indonesia và Thái Lan đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới. Vì vậy, cơ hội thu hút các hãng ô tô đầu tư sản xuất lớn ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh sức ép từ các quốc gia đi trước, Việt Nam sẽ còn phải chịu sự cạnh tranh từ sự phát triển của các nước đi sau trong khu vực như Myanma, Lào, Campuchia. Phải chăng sức ép từ các nước đi sau trong khu vực, bắt đầu “phả hơi nóng” vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam?