Nobel Văn chương 2024 sẽ gọi tên ai?

13:27 - 08/10/2024

Với việc xướng tên nhà văn Na Uy Jon Fosse ở mùa Nobel 2023 thì có thể nói những "tiêu chí" để dự đoán gương mặt tiếp theo đã bớt mơ hồ.

Quy luật khó đoán

Nobel Văn chương luôn là giải thưởng được trông chờ nhất thế giới văn học không chỉ bởi việc vinh danh những tài năng lớn mà còn ở tính bất ngờ. Trong đó danh sách đặt cược của nhà cái NicerOdds luôn là nơi tham khảo cho việc dự đoán "thế trận" hằng năm. Nếu như kết quả từ trước đến nay đa phần "trật quẻ" thì bất ngờ 2 năm gần đây lại chính xác một cách khó hiểu. Đó là trường hợp của Annie Ernaux (2022) và Jon Fosse (2023), hai người ít nổi bật ở các năm trước để rồi xuất hiện "một phát ăn ngay". Không ai biết rõ quy luật vận hành hoặc đâu là những yếu tố khiến có người tin họ sẽ đoạt giải, nhưng chiếu theo kết quả nói trên thì có khả năng cái tên năm nay cũng nằm trong danh sách này.

Nobel Văn chương 2024 sẽ gọi tên ai?

Tàn Tuyết và Alexis Wright hiện là hai tên tuổi được kỳ vọng sẽ được gọi tên ở giải Nobel năm nay

Ảnh: T.L

Tính đến lúc này, người đang đứng đầu danh sách đặt cược là tác giả người Úc Gerald Murnane, liền ngay sau đó vẫn là Tàn Tuyết đến từ Trung Quốc. Cùng Jon Fosse, đây cũng chính là bộ ba đứng đầu danh sách vào mùa giải năm ngoái. Liền tiếp sau trong top 10 năm nay là Alexis Wright (Úc), Jamaica Kincaid (người Mỹ gốc Antigua), Anne Carson (Canada), Ko Un (Hàn Quốc), László Krasznahorkai (Hungary), Mircea Cărtărescu (Romania), Ngugi Wa Thiong'o (Kenya) và Thomas Pynchon (Mỹ). Trong đó "tân binh" chỉ có Alexis Wright trong khi 9 tên tuổi còn lại đã từng xuất hiện nhiều lần trước đây.

Chiến thắng của Jon Fosse cũng đảm bảo "luật bất thành văn" những năm gần đây đó là trao giải có tính xen kẽ giữa nam và nữ. Chẳng hạn nếu các năm 2018, 2020, 2022 gọi tên Olga Tokarczuk, Louise Gluck và Annie Ernaux; thì 2017, 2019, 2021, 2023 gọi tên Kazuo Ishiguro, Peter Handke, Abdulrazak Gurnah và Jon Fosse. Nhìn vào top 10 như đã nói trên, chỉ có 4 nhà văn nữ gồm Tàn Tuyết, Alexis Wright, Jamaica Kincaid và Anne Carson.

Ngoài ra khi quan sát top 10 cái tên đã được xướng lên một thập niên qua, dễ thấy có đến 8 gương mặt thuộc về châu Âu hoặc sống phần lớn ở châu lục này. Hai người còn lại là Bob Dylan và Louise Gluck đến từ nước Mỹ, do vậy Anne Carson từ Canada không nhiều khả năng sẽ được gọi tên khi bà viết thơ, vốn là thể loại mà Gluck đã được vinh danh 4 năm trước đó. Với một tỷ lệ quá đỗi khiên cưỡng gần như "dĩ Âu vi trung", thì nhiều khả năng giải thưởng năm nay sẽ mở rộng sang các nơi khác. Trong khi đã hơn 10 năm kể từ Mạc Ngôn, châu Á chưa được gọi tên, thì đó là 20 năm với Caribe và nửa thế kỷ đối với châu Úc.

Những yếu tố khác

Nói về thành tích gần đây có thể thúc đẩy chiến thắng, dễ thấy Tàn Tuyết có ưu thế lớn khi mới năm ngoái có sách dịch sang tiếng Thụy Điển, trong khi Alexis Wright cũng không "kém cạnh" khi cuốn tiểu thuyết Praiseworthy mới nhất của bà vừa chiến thắng 3 giải văn chương lớn nhất nước Úc là Stellar, Miles Franklin và James Tait chỉ trong năm nay. Jamaica Kincaid lại gặp bất lợi khi khu vực Caribe còn có cây viết "nặng ký" khác là nữ nhà văn Maryse Condé. Bà vừa qua đời vào cuối tháng 4, trong khi Viện Hàn lâm Thụy Điển thường tập trung sớm để dành thời gian nghiên cứu tác phẩm của những đề cử, nên Condé có nhiều khả năng là người được chọn dẫn đến không đủ thời gian xem xét tác phẩm của "người đến sau".

Vậy chỉ còn lại Tàn Tuyết và Wright. Nếu xét đến cả chiến thắng của Annie Ernaux và Jon Fosse thì Wright vẫn đang nhỉnh hơn. Bởi theo "quy luật" 2 nhà văn trên chỉ mới xuất hiện một cách chớp nhoáng trong danh sách cược rồi chiến thắng nhanh chóng, trong khi Tàn Tuyết các năm qua liên tục có vị trí cao. Xét về độ tuổi thì Wright ở tuổi 73 cũng đang lớn hơn "ngôi sao" Trung Quốc ở tuổi 71, cũng như đã 50 năm nước Úc vắng bóng chiến thắng so với 10 năm của trường hợp còn lại.

Một yếu tố không thể bỏ qua là tính thời sự. Dễ thấy ở các năm 2021 và 2022, Viện hàn lâm đã thể hiện rõ sự nhạy bén trước những biến động của thế giới bằng cách trao giải cho những cá nhân và tác phẩm phản ánh các vấn đề nóng hổi của thời đại. Năm nay việc trao giải xảy ra trong bối cảnh bất ổn ở Trung Đông, Bắc bán cầu cũng như nạn đói ở Sudan (khiến giải Nobel Hòa bình có nhiều nguy cơ bị hoãn), dẫn đến tình hình thế giới có nhiều khả năng trở thành yếu tố quan trọng. Cả hai nhà văn đều có những thế mạnh riêng, khi các tiểu thuyết gần đây của Tàn Tuyết hướng đến chủ đề vô cùng phổ quát là tình yêu còn Wright dành tâm huyết cho các vấn đề của người bản địa Úc cũng như môi trường, sinh thái.

Từ những điều trên nếu xét theo các "quy luật" kiểu bất thành văn của Viện Hàn lâm thì Alexis Wright đến từ nước Úc đang có nhiều ưu thế. Nhưng thành công quốc tế của Tàn Tuyết và tỷ lệ cược cao của Gerald Murnane cũng có khả năng làm nên bất ngờ vào ngày 10.10 tới. 

 
 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Hình cảnh: Phim về đề tài cảnh sát hình sự hấp dẫn

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Phía sau cái chết - SCTV14

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...