Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng: Việc của một đất nước và việc của một con người

08:17 - 06/09/2024

"Là một Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, tôi tự hào là đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp cách mạng và cuộc kháng chiến trường kỳ", nhà báo Huỳnh Văn Tiểng (1920 - 2009) tự đánh giá qua hồi ức Đời tôi với những ngày đầu Nam bộ kháng chiến (1999).

Từ năm 1943 đến đầu 1945, nhóm Huỳnh Mai Lưu (chủ chốt là Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước) cùng Đặng Ngọc Tốt, Trần Bửu Kiếm được biết đến với nhiều bài hát "có tác dụng thức tỉnh hơn mấy chục lần diễn thuyết" (đánh giá của GS Trần Văn Giàu).

Cùng ông Bùi Đức Tịnh viết sách Hoàng Mai Lưu & các ca khúc trong phong trào âm nhạc cách mạng (NXB Trẻ, 2002), ông Huỳnh Văn Tiểng đã kể lại những ngày bị giam giữ (tháng 9.1944) như sau:

"Trong vòng ba ngày, anh Phước và tôi đã hoàn thành bài hát Xin giữ lời nguyền: Xa nhau nhớ nhau, nhớ nhau xin giữ lời nguyền lúc nào/Dù cách bức giữ gìn tâm chí thanh cao/Vững lòng tranh đấu chớ nao/Ta ngồi hờn tức trong chốn lao tù/Nhìn đồng bào kêu la khắp vùng u tối/Nỗi lòng đau đớn chi xiết/Biết chăng ai ngoài đời, gắng lo diệt quân thù/Trong tù ta cười vui".

Bài hát được gửi ra ngoài, với thông điệp tới đồng chí như một lời thề nguyền động viên anh em tiếp tục đấu tranh, ngày thắng lợi không còn xa nữa. Không đủ bằng chứng pháp lý buộc tội, một thời gian sau thực dân Pháp phải trả tự do tạm thời cho 2 sinh viên Huỳnh Văn Tiểng và Lưu Hữu Phước.

Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng: Việc của một đất nước và việc của một con người

Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng (phải), nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (giữa) và nhà ngoại giao Mai Văn Bộ

ẢNH: TƯ LIỆU KM CHỤP LẠI

Ra tù như chim sổ lồng, họ lao ngay vào công việc chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc trọng tâm khi đó là làm nòng cốt để phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ phong trào Thanh niên Tiền phong. Nhóm Hoàng Mai Lưu cử phái viên am hiểu âm nhạc đi các cơ sở, tổ chức xây dựng các ban đồng ca, tập luyện nhuần nhuyễn các bài hát chủ lực cho các buổi hội họp.

Nhóm Hoàng Mai Lưu đã gây được một phong trào ca hát cứu nước sôi nổi tại các cuộc hội họp lớn như: Lễ tuyên thệ lần thứ nhất của Thanh niên Tiền phong ở vườn hoa Ông Thượng (nay là công viên Tao Đàn, TP.HCM) với 2 vạn đoàn viên, đến cuộc lễ tuyên thệ lần thứ hai 5 vạn đoàn viên góp mặt. Cuộc ra mắt công khai của Mặt trận Việt Minh tại rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân, TP.HCM) đêm 18.8.1945, Ban đồng ca của nhóm Hoàng Mai Lưu giới thiệu chính thức bài Lên đàng - ca khúc chính thức của Thanh niên Tiền phong, các bài hát chính thức của Phụ nữ Tiền phong và Thiếu niên Tiền phong. Nổi bật nhất là bài Quốc dân hành khúc lời ca mới trực tiếp kêu gọi nhân dân và thanh niên đứng lên làm tổng khởi nghĩa: Nào anh em ơi! Nước ta đến ngày giải phóng/Đồng lòng cùng đi, đi đi sá gì thân sống/Nhìn non sông nát tan thù nung tâm chí cao/Nhìn nhân dân khóc than hờn sôi trong máu đào (…) Thề quyết lấy máu nóng mà rửa oán chung/Muôn thuở vì núi sông lưu tiếng anh hùng.

Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng nhớ lại không khí hào hùng ngày ấy: "Tại hai buổi lễ tuyên thệ của Thanh niên Tiền phong ở vườn hoa Ông Thượng, Lưu Hữu Phước với trang bị thủ lãnh Thanh niên Tiền phong, đứng trên bục cao 15 thước, tay cầm cờ đuôi nheo đánh nhịp một cách hùng tráng cho hàng vạn thanh niên hát vang lên những lời tâm huyết làm rung động đường phố Sài Gòn".

Sáng 25.8.1945, hơn 1 triệu người dân Sài Gòn và các tỉnh lân cận (các đoàn nông dân Hóc Môn, Bà Điểm, Bình Chánh, Nhà Bè, Cai Lậy, Mỹ Tho…) đã vùng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong tiếng nhạc hùng tráng, tiếng hát của người dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định vang lên: Tám mươi năm sống đời tối tăm/Ta diệt trừ người thù, diệt người thù/(...) Quyết khôi phục tự do, quyết rửa sạch hận thù.

Hôm ấy cả thành phố Sài Gòn rung chuyển bởi lời ca của một bài ca tổng hợp, sục sôi ý chí cứu nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng chấm dứt một thế kỷ nô lệ. Đến chiều tối, trên đường phố vẫn còn những đoàn người ở xa tiếp tục hô vang các khẩu hiệu cách mạng, hăng say hát lời ca của Khúc khải hoàn (nhạc Lưu Hữu Phước, lời Huỳnh Văn Tiểng). Bài hát lãng mạn cách mạng, ngay trong lửa đấu tranh đã tin tưởng vào ngày chiến thắng: Dân ta hằng anh dũng, dân ta vẫn oai hùng/Dân ta dù nguy biến không nao. (còn tiếp)

Trong những dịp trò chuyện sau khi nghỉ hưu, một hôm, ông Huỳnh Văn Tiểng hỏi ông Nguyễn Quế (Hội Khoa học lịch sử VN):

- Quế xem Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi chưa?

Ông Nguyễn Quế đáp đã xem, rồi hỏi lại:

- Anh Tư muốn bàn đến chỗ nào?

Ông Tư Tiểng chậm rãi:

- Mình không nhớ nhân vật nào nói câu này "Việc nước là việc lớn nhưng việc của một con người không phải là chuyện nhỏ" nhưng quả thực mình quá tâm đắc với câu này.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Ông chủ trường đua - SCTV9

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...