Nền kinh tế Nga vẫn trụ vững giữa “bão” trừng phạt từ phương Tây

13:13 - 29/10/2024

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra hồi năm 2022, 45 quốc gia đã áp dụng hơn 5.000 lệnh trừng phạt đối với các quan chức, tổ chức và công ty Nga. Điện Kremln gọi đó là "cuộc chiến chớp nhoáng về kinh tế" nhưng cho đến nay, dường như Nga vẫn đang trụ vững trong cuộc chiến này.

Cách Nga phá vỡ các lệnh trừng phạt

Chỉ 1 tuần sau khi binh lính Nga chính thức đặt chân lên đất Ukraine, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada loại hàng loạt ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT. Nửa khối dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga ở nước ngoài, tương đương khoảng 300 tỷ USD, bị phong tỏa.

Các quốc gia G7 cũng muốn hạn chế lợi nhuận của Nga từ dầu mỏ mà không phải phải tách biệt nguồn cung ấy khỏi thị trường, do lo ngại tình trạng thiếu hụt dầu thô sẽ gây ra lạm phát ở phạm vi toàn cầu. Thay vào đó, G7 áp giá trần 60 USD/thùng cho mọi loại dầu thô có nguồn gốc từ Nga.

Nga là nước sản xuất dầu đứng thứ ba trên thế giới. Bất chấp mức giá trần, doanh thu từ dầu mỏ của nước này dự kiến ​​sẽ tăng 2,6%, lên gần 240 tỷ USD.

Theo ông Samir Madani, người điều hành một công ty từ Stockholm chuyên theo dõi tàu chở dầu cho khách hàng quốc tế, cho biết Nga hiện đang hướng đến các thị trường châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Chương trình truyền hình “60 Minutes” của Mỹ dẫn nguồn tin từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, giá trị nhập khẩu dầu thô từ Nga của nước đã tăng hơn 2.000% kể từ đầu cuộc xung đột với Ukraine. Phần lớn lượng dầu thô đó được chuyển đến một cảng của Ấn Độ có tên là Sikka, nơi dầu được tinh chế thành các sản phẩm khác, chẳng hạn như xăng.

Bên cạnh Ấn Độ, Mỹ cũng gián tiếp giúp Nga duy trì nền kinh tế tương đối ổn định trong suốt 2 năm rưỡi giao tranh. Hầu hết uranium làm giàu mà Mỹ mua hiện có nguồn gốc từ nước ngoài, với khoảng 1/4 uranium đến từ Nga, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Năm 1993, Nga và Mỹ đã ký một thỏa thuận kéo dài 20 năm, được gọi là “Megatons to Megawatts”; theo đó Washington đồng ý mua uranium làm giàu từ Nga sau khi nước này ngừng sản xuất uranium làm giàu của riêng mình khoảng một thập kỷ trước.

Mỹ đang trả cho Nga khoảng 1 tỷ USD để mua uranium nhằm vận hành 94 lò phản ứng hạt nhân đang cung cấp khoảng 20% ​​nhu cầu năng lượng của Mỹ. Quốc hội Mỹ hồi tháng 5 đã cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga nhưng một quy định miễn trừ được áp dụng cho đến năm 2028 đã ngăn lệnh cấm này được thực hiện.

Năm ngoái, công ty năng lượng Centrus đã bắt đầu làm giàu uranium bên trong một cơ sở ở Piketon, Ohio. Đây là công ty Mỹ duy nhất có khả năng làm điều này. Tuy nhiên,16 máy ly tâm của công ty chỉ có thể tạo ra một phần nhỏ uranium làm giàu mà Mỹ cần.

Hiện Centrus dự kiến xây dựng thêm 11.000 máy ly tâm trong thời gian tới. Tuy nhiên, Tổng giám đốc điều hành Amir Vexler ước tính rằng, theo kịch bản tốt nhất, sẽ mất sáu đến bảy năm để những máy ly tâm này đạt công suất tối đa và chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn cung từ Nga.

Các công ty Nga thay đổi chiến thuật kinh doanh

Các công ty ở Nga đã nhanh chóng thay đổi chiến thuật kinh doanh kể từ khi xung đột với Ukraine nổ ra.  Sau khi một số công ty phương Tây rút khỏi Nga hoặc ngừng hoạt động, các công ty nội địa đã nhanh chóng thay thế vào vị trí ấy.

“Thay vì Starbucks, giờ đây Nga có Stars Coffee; thay vì Zara, có Maag, và thay vì Coca Cola, có Dobry Cola. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký tại Nga đang ở mức cao nhất mọi thời đại”, chuyên gia kinh tế Richard Connolly thuộc Viện Royal United Services có trụ sở ở Anh cho biết.

Trong khi các lệnh trừng phạt cấm bán xe hơi như Mercedes hay Chrysler cho Nga, chúng vẫn được đưa vào Nga thông qua các bên thứ ba, chẳng hạn như Georgia, Kazakhstan và Trung Quốc. Dù bị đội giá trong quá trình nhập khẩu, nhiều người Nga có thu nhập cao vẫn sẵn sàng trả tiền để sỡ hữu những chiếc xe đắt tiền. Theo ông Connolly, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga đã đứng ra làm trung gian để thu mua xe từ bên thứ ba, rồi bán lại cho tầng lớp siêu giàu.

Chuyên gia này cũng nhận định, Nga dường như đã tìm ra lối đi riêng để phát triển kinh tế trong thời gian diễn ra giao tranh. Kể từ khi xung đột bắt đầu và các lệnh trừng phạt được áp đặt lên Moscow, quỹ đạo kinh tế Nga đã thay đổi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng hơn 3% trong năm nay.

Tuy nhiên, theo ông Connolly, việc Nga có tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng này trong tương lai hay không vẫn là một câu hỏi khó trả lời.

Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Daleep Singh từng nhận định rằng những lệnh trừng phạt này sẽ buộc nền kinh tế Nga phải “khuất phục” và những số liệu tăng trưởng kinh tế mà Điện Kremlin công bố chưa nói lên tất cả.

"Nhìn bề ngoài, nền kinh tế Nga có vẻ kiên cố như là một pháo đài nhưng rường cột bên trong lại vô cùng mỏng manh", ông Singh nói.

Theo nhà kinh tế Tatiana Orlova thuộc Oxford Economics, nền kinh tế Nga có suy giảm trong năm 2023 hay không sẽ được quyết định bởi các diễn biến của xung đột. Bà Orlova cho rằng tình trạng thiếu lao động do nhập ngũ và di cư sẽ đặt ra rủi ro không nhỏ đối với kinh tế Nga. Trong khi đó, Bloomberg Economics cũng ước tính đến năm 2026, giao tranh với Ukraine sẽ khiến Nga mất 190 tỷ USD tổng sản phẩm trong nước (GDP) so với trước xung đột.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Ông chủ trường đua - SCTV9

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...