Trung Quốc giữa mối lo dư thừa công suất

08:38 - 23/05/2024

Mặc dù phản bác mạnh mẽ, Trung Quốc vẫn không thể thuyết phục về tình hình dư thừa công suất vốn có thể dẫn đến đổ bộ hàng hóa nước này đến nhiều thị trường.

Hôm qua (21.5), Reuters dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh nước này và châu Âu cần phản ứng trước các chính sách công nghiệp của Trung Quốc theo "cách thống nhất và chiến lược" để đảm bảo cho các nhà sản xuất có thể tồn tại ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Trung Quốc giữa mối lo dư thừa công suất

Hình chụp bên trong một nhà máy sản xuất EV ở tỉnh Chiết Giang vào năm 2023

Ảnh: Reuters

Cuộc tranh luận căng thẳng

Bà Yellen cho rằng năng lực công nghiệp dư thừa của Trung Quốc đe dọa cả các công ty Mỹ và châu Âu cũng như sự phát triển công nghiệp của các nước thị trường mới nổi. Phát biểu của Bộ trưởng Yellen được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố tăng thuế đối với ô tô điện (EV), sản phẩm năng lượng mặt trời, chất bán dẫn, bộ phận pin, thép và các ngành công nghiệp chiến lược khác của Trung Quốc. Hồi tháng 4, bà Yellen cũng đã cảnh báo các quan chức Trung Quốc vào tháng 4 rằng Washington sẽ không chấp nhận việc Trung Quốc sản xuất dư thừa những mặt hàng vừa nêu, vốn sẽ tràn ngập thị trường toàn cầu với hàng xuất khẩu giá rẻ.

Hiện nay, EU cũng đang điều tra và hướng đến việc thiết lập các rào cản để hạn chế EV Trung Quốc.

Ngược lại, truyền thông chính thống Trung Quốc những ngày qua liên tục đăng tải nhiều bài viết quan điểm nước này đang dư thừa công suất do sự hỗ trợ quá mức từ chính phủ. Điển hình, cùng ngày 21.5, tờ China Daily có bài viết Các chuyên gia chỉ trích cáo buộc "vượt quá công suất". Bài viết trích dẫn số liệu cho rằng: "Năm 2023, doanh số ô tô chạy bằng năng lượng mới (chủ yếu là EV) của Trung Quốc đạt 9,49 triệu chiếc, thấp hơn một chút so với sản lượng 9,59 triệu chiếc". Trong số này, chỉ khoảng 12% được xuất khẩu. Đối chiếu so với các nước khác, bài viết cũng trích dẫn số liệu 80% chip do Mỹ sản xuất được xuất khẩu, 50% ô tô Nhật Bản được bán ra nước ngoài và gần 80% sản lượng ô tô của Đức được vận chuyển ra thị trường nước ngoài.

Thực hư thế nào ?

Theo bài viết đăng trên tờ South China Morning Post cũng vào ngày 21.5, chỉ vài tháng trước, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc thừa nhận rằng "dư thừa công suất trong một số ngành công nghiệp" là một thách thức kinh tế lớn cần giải quyết trong năm nay.

Bài viết dẫn lời Joerg Wuttke, Chủ tịch danh dự của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, cho rằng: "Tình trạng dư thừa công suất đã ăn sâu vào hệ thống kinh tế của Trung Quốc". Ông giải thích thêm: "Hệ thống diễn ra như thế này: khi Trung Quốc có kế hoạch nào đó thì thường đầu tư rất nhiều tiền vào kế hoạch. Và sau đó Trung Quốc cố gắng đẩy các doanh nghiệp nước ngoài ra khỏi thị trường nội địa để các doanh nghiệp trong nước có cơ hội mở rộng quy mô nhanh chóng. Bên cạnh đó, mọi tỉnh thành ở Trung Quốc cũng đều hướng về mục tiêu mở rộng sản xuất theo kế hoạch trên, điển hình gần đây là thép, nhôm, hóa chất, ô tô và pin. Cứ thế, công suất của Trung Quốc trở nên dư thừa.

Đây là "công thức" chính xác cho những gì đang diễn ra cho ngành EV khi tờ The Wall Street Journal dẫn lời một chuyên gia ngành EV Trung Quốc cho biết trong năm 2023, có đến 123 hãng EV của nước này đã bán xe ra thị trường. Theo một báo cáo được công bố bởi Viện Kinh tế thế giới Kiel (Đức) mới đây, sự hỗ trợ của chính phủ dành cho ngành này bao gồm các khoản vay dưới lãi suất thị trường, thép và pin chiết khấu dành cho các nhà sản xuất ô tô. Ước tính, từ năm 2009 - 2022, Trung Quốc đã chi khoảng 173 tỉ USD trợ cấp để hỗ trợ lĩnh vực xe sử dụng năng lượng mới, gồm xe thuần điện và xe hybrid.

Thực tế, theo tờ Nikkei Asia, truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin rằng sản lượng của các hãng EV nước này trong năm ngoái ước tính đạt khoảng 50% so với công suất sản xuất. Con số này thấp hơn nhiều so với điểm hòa vốn trung bình của ngành ô tô thế giới là phải đạt hiệu suất sản lượng là 80%.

Chính vì thế, đối chiếu với con số mà tờ China Daily đưa ra ở trên thì bài viết có sự "đánh tráo" giữa công suất nước này về sản xuất EV và sản lượng thực tế (chưa sản xuất hết công suất).

Cho nên, việc Trung Quốc không thể thuyết phục về tình trạng dư thừa công suất cũng là dễ hiểu. 

Thái Lan có thể tăng cường chống phá giá với thép
Trung Quốc

Tờ Nikkei Asia mới đây đưa tin Bộ Thương mại Thái Lan có thể mở rộng các biện pháp chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc - nơi đang có lượng xuất khẩu thép cuộn cán nóng khiến các nước Đông Nam Á phải tìm cách chống đỡ. Trong khi đó, mặt hàng này tại Trung Quốc được cho là đang có công suất dư thừa quá mức. Dự kiến, trong tháng 6, Bộ Thương mại Thái Lan sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Ông chủ trường đua - SCTV9

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...