"Họ không mua xe hơi của chúng ta. Họ không mua nông sản của chúng ta. Họ bán hàng triệu chiếc xe tại Mỹ. Không, không. Họ sẽ phải trả cái giá đắt", ông Trump cảnh báo.
EU chưa lập tức phản ứng về tuyên bố này. Theo Euronews, quan hệ thương mại Mỹ-EU có giá trị lớn nhất thế giới, khoảng 1.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ hằng năm. EU đang hưởng lợi hơn Mỹ, khi báo cáo cho thấy EU hưởng thặng dư 156 tỉ USD về hàng hóa trong năm ngoái, trong khi bị thâm hụt 104 tỉ USD về dịch vụ.
Ngân hàng Goldman Sachs ước tính thuế suất 10% của Mỹ sẽ khiến GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) giảm 1%. Các nhà kinh tế khác dự báo Đức sẽ là nước chịu thiệt hại nặng nhất do phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang Mỹ.
Công cụ của ông Trump
Trong chiến dịch tranh cử lần này, ông Trump đã tuyên bố sẽ áp đặt mức thuế 10% lên hàng hóa của tất cả các nước nhập vào Mỹ, riêng Trung Quốc là 60%. Vị ứng cử viên đang sử dụng thuế quan, từ mà ông miêu tả là đẹp nhất thế giới, để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Mỹ, tạo việc làm và giảm thâm hụt ngân sách liên bang.
Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng người tiêu dùng Mỹ sẽ gánh chịu gánh nặng kinh tế từ thuế suất đó. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng đề xuất này sẽ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng gây gia tăng chi phí và những sự đáp trả.
Hồi tháng 7, ông Trump cũng tuyên bố rằng Đài Loan nên trả tiền cho Mỹ để bảo vệ hòn đảo này, so sánh Mỹ như "công ty bảo hiểm" và tố cáo Đài Loan "không trao cho chúng tôi thứ gì". Bên cạnh đó, ông cũng cáo buộc Đài Loan đã lấy đi gần 100%" ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ.
Thực tế, Mỹ đã bán hàng tỉ USD vũ khí cho Đài Loan và bị ràng buộc bởi một đạo luật phải cung cấp phương tiện cho việc tự vệ của hòn đảo.