“Tiếp sức” nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn

08:28 - 31/08/2024

Việc phát triển nguồn nhân lực ngành vi mạch bán dẫn được Đà Nẵng xác định cần phải được ưu tiên nghiên cứu phát triển một cách bài bản và dài hạn để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Chiều ngày 30/8, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nhân lực vi mạch bán dẫn để kết nối địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo. Với bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực chính là một trong những thành tố quan trong để thúc đẩy hệ sinh thái phát triển vi mạch bán dẫn và đối mới sáng tạo khởi nghiệp.

“Tiếp sức” nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn

Hội nghị kết nối cung cầu nhân lực vi mạch bán dẫn được tổ chức nhằm kết nối địa phương, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo.

Theo các chuyên gia, vai trò ngành công nghiệp bán dẫn là nền tảng cho hạ tầng tính toán, lưu trữ và xử lý, là công nghệ lõi để thúc đẩy cho nghiên cứu, sản xuất các thiết bị điện tử, vi mạch cùng với các linh kiện điện tử khác được tích hợp trong các ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội và lĩnh vực này rõ ràng đã thúc đẩy phát triển kinh tế số của các quốc gia.

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, đồng bộ hạ tầng, công nghệ thông tin,... thì phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một yếu tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa cốt lõi và đóng vai trò quyết định trong thu hút đầu tư vào ngành vi mạch bán dẫn.

Ông Nguyễn Quang Thanh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cho biết năm 2023, tổng doanh thu ngành Thông tin và Truyền thông đạt 36.571 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 147,8 triệu USD, đạt 101,25% so với kế hoạch, tăng 12% so với năm 2022.

“Tiếp sức” nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn

Ông Nguyễn Quang Thanh – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng thông tin địa phương đang tích cực, nỗ lực để tập trung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngành vi mạch bán dẫn.

Tính đến tháng 8/2024, tổng doanh thu toàn ngành Thông tin và Truyền thông ước đạt 26.174 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch; tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 108 triệu USD, đạt 67% so với kế hoạch, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

Thông tin từ vị này, số lượng nhân lực công nghệ thông tin tại Đà Nẵng ước tính đến cuối năm 2023 trên 52.000 người chiếm khoảng 8,7% trong tổng lực lượng lao động toàn thành phố. Trong đó có 22.000 lao động trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số, chiếm 45% trong tổng số lao động.

“Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân. Về doanh nghiệp, nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn, theo thống kê, Đà Nẵng có khoảng 10 doanh nghiệp thiết kế vi mạch như Synopsys, Uniquify, Savarti, Renesas, Synapse, FPT semiconductor, Viettel CNC… với khoảng 550 kỹ sư được đào tạo từ các trường đại học trên địa bàn thành phố. So với tương quan tổng thể nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn của Việt Nam, nguồn nhân lực thiết kế vi mạch của thành phố chiếm gần 10%”, ông Thanh cho biết.

Theo vị này, trong xu thế đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng nguồn nhân lực trẻ, thời gian qua, Đà Nẵng đã và đang tích cực, nỗ lực để tập trung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngành vi mạch bán dẫn. Cụ thể, Đà Nẵng đã thành lập liên minh các trường đại học đào tạo vi mạch bán dẫn kết hợp trí tuệ nhân tạo, tổ chức lớp đào tạo giảng viên nguồn đầu tiên về thiết kế vi mạch.

Trong đó, lớp đào tạo chuyển đổi sinh viên chuyên ngành gần sang thiết kế chip và một số trường Đại học trên địa bàn thành phố đã bước đầu công bố tuyển sinh mới kỹ sư thiết kế vi mạch năm 2024, tham mưu Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù thí điểm cho thành phố Đà Nẵng phát triển nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn.

“Tiếp sức” nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn

Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 5.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn, có 38 cơ sở đào tạo lĩnh vực CNTT,...

“Việc phát triển nguồn nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn là lĩnh vực cần được ưu tiên nghiên cứu phát triển một cách bài bản và dài hạn, do vậy, sự chung tay, chủ động của nhà trường, nhà doanh nghiệp cùng với sự đồng hành hỗ trợ và quyết tâm của Nhà nước sẽ là cơ sở tạo nên“đột phá” này. Sự gắn kết “tam giác” giữa ba nhà gồm Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp sẽ là nền tảng đảm bảo hoạt động đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tạo đòn bẩy để Đà Nẵng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Thanh nói.

Tại Hội nghị, ông Lê Quang Đạm – Tổng Giám đốc Công ty Marvell Việt Nam cho rằng Việt Nam có 5 yếu tố đặc biệt để thu hút các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Đầu tiên ông Đạm nhắc đến nguồn nhân lực, thứ hai là sự hiệu quả trong việc thu hút đầu tư (chi phí thấp hơn so với các nước phát triển), thứ ba là ổn định chính trị, thứ tư là cơ sở hạ tầng đủ để phát triển được ngành vi mạch bán dẫn và cuối cùng là sự đa dạng, ham học của con người Việt Nam.

“Các kỹ sư ngành ngoài kỹ năng chuyên môn ra cần có thêm kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tích lũy kinh nghiệm,... Về phía doanh nghiệp, chúng tôi cần sự hỗ trợ của nhà nước, đầu tiên là tích cực đào tạo nguồn nhân lực đủ nhu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời, có chính sách bảo mật về trí tuệ và đặc biệt, địa phương cần phải thực hiện bền vững các chính sách”, ông Đạm nói.

PGS. TS Huỳnh Công Pháp – Hiệu trưởng trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông Việt – Hàn (VKU) cho rằng bức tranh ngành vi mạch bán dẫn phát triển là có khả thi đối với Việt Nam cũng như Đà Nẵng. Hiện nay, tại miền Trung đã có 3 trường của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức tuyển sinh ngành vi mạch bán dẫn.

“Với Đà Nẵng đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 5.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn, có 38 cơ sở đào tạo lĩnh vực CNTT, tuyển sinh đào tạo trong lĩnh vực khoảng 7000 sinh viên/năm. Cùng với đó là 6 trường chuyên đào tạo chuyên ngành gần lĩnh vực bán dẫn, đã có 3 trường tuyển sinh thiết kế vi mạch từ năm 2024”, vị này chia sẻ.

Nói về VKU, PGS.TS Huỳnh Công Pháp cho hay năm 2020 đơn vị đã có định hướng đào tạo vi mạch bán dẫn, năm 2021 đã có các ngành gần vi mạch bán dẫn và năm 2024 bắt đầu tuyển sinh ngành chính.

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực cho ngành vi mạch bán dẫn, vị này cho rằng Đà Nẵng cần có giải pháp đề việc thay đổi định hướng xã hội, tăng cường định hướng về tầm quan trọng của lĩnh vực công nghệ trong công tác giảng dạy. Đồng thời, Đà Nẵng cần cần có chính sách giữ chân, thu hút được người học giỏi theo học vi mạch bán dẫn, có nguồn vốn đầu tư lớn cho các trường đại học đào tạo vi mạch bán dẫn như thu hút giảng viên giỏi, nhà khoa học Việt kiều, nước ngoài và đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm,...

“Đặc biệt là tăng cường hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, xây dựng các mô hình đào tạo đặt hàng cho doanh nghiệp, thực tập, triển khai dự án doanh nghiệp tại trường, nghiên cứu bài toán thực tế. Nhà trường, doanh nghiệp cũng cần bảo đảm và cam kết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, trách nhiệm của trường đại học trong việc đào tạo chất lượng. Cùng với đó là phát triển đào tạo nghiên cứu bền vững, nghiên cứu sâu khoa học cơ bản, đào tạo, nghiên cưới vi mạch bán dẫn gắn liên với trí tuệ nhân tạo, IoT, 5G,...”, PGS.TS Huỳnh Công Pháp đề xuất.

 
 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Trái Tim Bất Hạnh - SCTV14

Cuộc Chiến Hôn Nhân - SCTV9

Sui Gia Nan Giải - SCTV9

Bà xã cát tường - SCTV9

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...