Áp thuế VAT tạo cạnh tranh bình đẳng cho sản xuất phân bón

08:05 - 30/10/2024

Hiệp hội Phân bón Việt Nam tiếp tục kiến nghị áp thuế VAT 5% nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy sản xuất phân bón bền vững

Trao đổi với DĐDN, TS Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng - VAT 5% góp phần thúc đẩy ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân.

Áp thuế VAT tạo cạnh tranh bình đẳng cho sản xuất phân bón

TS Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam

- Ông đánh giá thế nào về sự thay đổi giá thành của mặt hàng phân bón trong những năm qua?

Giá phân bón trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào, cước vận tải, thời tiết, giá nông sản, chính sách của các quốc gia với mặt hàng này. Có thời điểm, Nga và Trung Quốc - hai nước xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới đều đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu để bảo đảm nhu cầu sử dụng trong nước đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu.

Năm 2014, Quốc hội ban hành Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế quy định các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không phải chịu thuế VAT. Luật Thuế 71 và nhiều biến số đã ảnh hưởng khá lớn đến giá phân bón ở Việt Nam. Cụ thể, từ đầu năm 2021 đến gần cuối năm 2022, thế giới chứng kiến đợt tăng giá “phi mã” của phân bón. Đây là đợt tăng giá thứ 3 trong khoảng 50 năm qua.

- Trong bối cảnh đó, chính sách miễn thuế VAT với phân bón của Luật Thuế 71 đã mang lại hiệu quả trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như kỳ vọng chưa, thưa ông?

Luật Thuế 71 được ban hành nhằm cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất phân bón trong nước, chủ động nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm dần phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, xem xét cụ thể từng mục tiêu sau khi Luật Thuế 71 có hiệu lực thì chưa được kỳ vọng. Việc tác động đến nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp không rõ ràng, các dự án sản xuất phân bón trong nước hoàn toàn được xây dựng vào giai đoạn trước năm 2014.

Cụ thể, ở thời điểm đó, có 6 dự án đi vào sản xuất là Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, nhà máy DAP Hải Phòng, nhà máy DAP Lào Cai với tổng công suất hơn 3,5 triệu tấn/năm. Sau năm 2014, số dự án giảm hơn một nửa, chỉ còn nhà máy NPK Hàn Việt của tập đoàn Taekwang (đã trở thành công ty con của Công ty CP phân bón dầu khí Cà Mau), nhà máy NPK công nghệ hóa học của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí - CTCP và nhà máy SOP Phú Mỹ. Tổng công suất giảm hơn 9 lần, khoảng 380.000 tấn/năm.

Nhằm giảm thiểu phát thải nhà kính, góp phần thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ tại COP26, các loại phân bón hiệu quả cao được khuyến khích sử dụng như phân đạm giải phóng chậm, có kiểm soát… thì nước ta hiện đang thiếu. Mặt hàng phân bón không bị áp thuế khiến các doanh nghiệp trong nước không mặn mà đầu tư dây chuyền mới vì không được khấu trừ thuế VAT đầu vào của máy móc, thiết bị,… dẫn tới tăng tổng mức đầu tư, giảm hiệu quả.

Mục tiêu giảm giá thành phân bón sau khi Luật Thuế 71 có hiệu lực không có đánh giá, việc hỗ trợ người nông dân, hay sản xuất nông nghiệp cũng không được đánh giá cụ thể nên không thể có đánh giá định lượng.

Áp thuế VAT tạo cạnh tranh bình đẳng cho sản xuất phân bón

Việc tác động đến nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp từ Luật Thuế 71 là không rõ ràng

- Có thể hiểu, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đang phải chịu áp lực cạnh tranh, thưa ông?

Theo Luật Thuế 71, phân bón nhập khẩu không có thuế VAT, có lợi cho các nhà sản xuất nước ngoài khi xuất khẩu sang Việt Nam và làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước, phát sinh những bất cập khiến doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.

Cạnh tranh rõ nhất về giá bán. Trong khi doanh nghiệp trong nước phải gánh chịu chi phí thuế VAT thì mức thuế này không áp dụng với mặt hàng nhập khẩu cùng loại. Trong trường hợp áp dụng thuế suất thuế VAT với phân bón nhập khẩu, ngân sách Nhà nước sẽ thu được toàn bộ khoản thu này.

 

- Trước thực trạng trên, Hiệp hội Phân bón Việt Nam có đề xuất, kiến nghị gì về chính sách thuế với mặt hàng này?

Để góp phần tháo gỡ những bất cập trên và tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy phát triển bền vững ngành sản xuất phân bón trong nước, Hiệp hội Phân bón Việt Nam tiếp tục kiến nghị đề xuất sửa đổi áp dụng mức thuế suất VAT 5% thay cho quy định hiện nay.

Với mức thuế đề xuất trên, các nhà sản xuất nội địa được hoàn thuế VAT đầu vào, góp phần giảm giá thành sản xuất, giảm giá bán sản phẩm. Bà con nông dân sẽ được hưởng lợi lâu dài khi doanh nghiệp phân bón trong nước sản xuất ổn định, hiệu quả, giá thành cạnh tranh. Khi áp thuế VAT 5%, phân bón nhập khẩu có giá cao hơn trong khi sản lượng phân bón nhập khẩu thấp hơn phân bón sản xuất trong nước. Về tổng thể vẫn có lợi hơn cho người tiêu dùng.

Theo một số nhà tài chính, chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế VAT sang đối tượng chịu thuế VAT với mức 5%, nhìn một cách tổng thể góp phần tăng ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thu thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động đang làm việc trong ngành.

Trân trọng cảm ơn ông!

 
 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Hình cảnh: Phim về đề tài cảnh sát hình sự hấp dẫn

Hắc sắc nguyệt quang - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Phía sau cái chết - SCTV14

Xứng danh tài nữ 4 - SCTV9 lần đầu tiên phát sóng tại Việt Nam

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...