Người bệnh phải truyền máu do giun móc ký sinh

09:49 - 28/11/2024

Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) vừa truyền máu điều trị tình trạng thiếu máu do giun móc cho một người bệnh 74 tuổi.

Người bệnh phải truyền máu do giun móc ký sinh

Theo chia sẻ, vài ngày trước khi vào viện, người bệnh xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ liên tục vùng thượng vị, có lúc đau quặn từng cơn dữ dội, đau xiên ra sau lưng bên trái, người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đi ngoài phân sống. Ở nhà đã dùng thuốc nhưng không đỡ, gia đình đưa tới trung tâm khám và điều trị.

Ngay khi tới Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, bác sĩ đã thăm khám toàn trạng nhận thấy người bệnh mệt mỏi, thể trạng gầy yếu, da xanh, niêm mạc nhợt, tim nhịp nhanh. Bác sĩ đã chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để kiểm tra. Đặc biệt, bác sĩ đã chỉ định người bệnh xét nghiệm máu, soi phân tìm ký sinh trùng. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy người bệnh có chỉ số HBG thấp 79 g/l. Kết quả soi phân có trứng giun móc dương tính. Người bệnh được chẩn đoán: Thiếu máu nghi do giun móc.

Ngay khi có được kết quả kiểm tra, nhận định tình trạng của người bệnh, các bác sĩ đã chỉ định truyền máu, bổ sung sắt, vitamin; đồng thời tẩy giun móc cho người bệnh.

Người bệnh được truyền 2 đơn vị máu và tiếp tục theo dõi, điều trị tại trung tâm. Sau 5 ngày điều trị, người bệnh đã hết tình trạng đau bụng, sức khỏe hồi phục tốt không còn tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Người bệnh được ra viện và hướng dẫn theo dõi tại nhà.

Bác sĩ Nguyễn Thu Huyền, Khoa Nội tổng hợp chia sẻ: Bệnh giun móc là một bệnh nhiễm giun tròn trong ruột người. Giun móc ký sinh trong cơ thể bằng cách ngoạm 2 đầu móc vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun móc hút khoảng 0,2-0,34 ml máu mỗi ngày. Người bị giun móc ký sinh có thể phát ban, ngứa, gây ra các vấn đề về đường hô hấp và đường tiêu hóa, cuối cùng là thiếu máu do mất máu liên tục. Người lớn và trẻ em đều có thể nhiễm giun móc.

Giun móc hút máu trong ruột để sinh trưởng và phát triển. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời mà để bệnh giun móc trở nặng sẽ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu và thiếu protein. Thiếu máu nặng có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, chuột rút cơ, khó thở và đau ngực.

Trẻ bị nhiễm giun móc trong thời gian dài có thể bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu chất sắt và protein. Điều này có thể làm chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Thâm cung nội chiến - SCTV9

Không khoan nhượng - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...