Kinh tế tuần hoàn trong tái chế nhựa sẽ tiết kiệm 1,27 nghìn tỷ USD

07:54 - 27/05/2023

Theo UNEP, xét về chi phí và doanh thu tái chế, việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ tiết kiệm được 1,27 nghìn tỷ USD.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), xét về chi phí và doanh thu tái chế, việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ tiết kiệm được 1,27 nghìn tỷ USD.

Ô nhiễm nhựa là một tai họa ảnh hưởng đến mọi nơi trên thế giới, từ Bắc Cực đến các đại dương và bầu không khí trên toàn cầu. Vài thập kỷ qua đã chứng kiến ​​mức độ sản xuất nhựa tăng vọt, đặc biệt là nhựa sử dụng một lần trong bối cảnh các hệ thống quản lý chất thải không theo kịp. Thế giới đã tạo ra 139 triệu tấn chất thải nhựa sử dụng một lần vào năm 2021.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.

Theo đó, báo cáo được đưa ra khi các quốc gia chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ hai tại Paris vào cuối tháng này nhằm thống nhất một hiệp ước quốc tế về nhựa đầu tiên trên thế giới. Hiệp ước này sẽ giải quyết toàn bộ vòng đời của nhựa từ khâu sản xuất đến thải bỏ.

Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen cho biết: “Cách chúng ta sản xuất, sử dụng và thải bỏ nhựa đang gây ô nhiễm hệ sinh thái, tạo rủi ro cho sức khỏe con người và gây bất ổn khí hậu”.

Ngoài ra, báo cáo của UNEP cũng chỉ ra tầm quan trọng và bản chất của những thay đổi cần thiết để chấm dứt ô nhiễm nhựa và tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn bền vững, thân thiện với con người và môi trường.

Kinh tế tuần hoàn trong tái chế nhựa sẽ tiết kiệm 1,27 nghìn tỷ USD
Ô nhiễm nhựa là một tai họa ảnh hưởng đến mọi nơi trên thế giới, từ Bắc Cực đến các đại dương và bầu không khí trên toàn cầu. (Ảnh minh họa)

UNEP cũng đề xuất thay đổi hệ thống đạt được bằng cách thúc đẩy ba bước chuyển đổi chính gồm: tái sử dụng, tái chế, định hướng lại và đa dạng hóa, cũng như các hành động để giải quyết hậu quả của ô nhiễm nhựa.

Về tái sử dụng, UNEP đề xuất khuyến khích các lựa chọn tái sử dụng, bao gồm chai có thể làm đầy lại, máy phân phối số lượng lớn, kế hoạch trả lại tiền gửi và kế hoạch thu hồi bao bì, có thể giảm 30% ô nhiễm nhựa vào năm 2040. Để nhận ra tiềm năng tái sử dụng, các chính phủ phải xây dựng một chiến dịch kinh doanh mạnh mẽ hơn cho bước chuyển đổi này.

UNEP đề xuất xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn an toàn và xử lý chất thải nhựa không thể tái chế, đồng thời, yêu cầu các nhà sản xuất chịu trách nhiệm về các sản phẩm thải ra hạt vi nhựa.

Xét về chi phí và doanh thu tái chế, việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ tiết kiệm được 1,27 nghìn tỷ USD. Hơn 3,25 nghìn tỷ USD sẽ được tiết kiệm từ các yếu tố bên ngoài có thể tránh được như sức khỏe, khí hậu, ô nhiễm không khí, suy thoái hệ sinh thái biển và các chi phí liên quan đến kiện tụng.

Theo báo cáo, các chính sách được quốc tế thông qua có thể giúp vượt qua các giới hạn trong kế hoạch quốc gia và hành động kinh doanh, duy trì nền kinh tế nhựa toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, mở ra các cơ hội kinh doanh và tạo việc làm. Cụ thể, việc chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn có thể giúp tăng 700.000 việc làm vào năm 2040, chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp, cải thiện đáng kể sinh kế của hàng triệu người lao động trong các khu vực phi chính thức.

Báo cáo của UNEP nhằm đưa ra lộ trình cho các chính phủ và doanh nghiệp nhằm cắt giảm đáng kể mức độ ô nhiễm nhựa, tập trung vào 3 chiến lược chính: tái sử dụng, tái chế và vật liệu thay thế.

Theo báo cáo, việc tái sử dụng nhựa sẽ có tác động lớn nhất. Cơ quan này khuyến nghị thúc đẩy các lựa chọn như chai có thể đổ đầy lại, chương trình ký gửi để khuyến khích mọi người trả lại sản phẩm nhựa và chương trình thu hồi bao bì. Báo cáo cho biết đây sẽ là “sự thay đổi thị trường mạnh mẽ nhất” giúp giảm 30% ô nhiễm nhựa vào năm 2040.

Thêm vào đó, việc tăng quy mô tái chế có thể giảm ô nhiễm nhựa thêm 20%. Chỉ có khoảng 9% nhựa được tái chế trên toàn cầu mỗi năm, phần còn lại kết thúc ở bãi chôn lấp hoặc đốt.

Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc (UNEP) và Bờ Biển Ngà (Quốc gia đăng cai tổ chức sự kiện) đã lựa chọn chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2023 là SOLUTIONS TO PLASTIC POLLUTION (“Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”).

Với khẩu hiệu “Beat Plastic Pollution” – Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa, Ngày Môi trường Thế giới năm nay sẽ được hỗ trợ bởi Chính phủ Hà Lan, một trong những quốc gia có hành động đầy tham vọng đối với vòng đời của nhựa. Nước này là một bên ký cam kết toàn cầu về nền kinh tế nhựa mới và là thành viên của Hiệp hội đối tác toàn cầu về ô nhiễm nhựa và rác biển.

Năm 2023 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 51 năm tổ chức Ngày Môi trường thế giới, sau khi tổ chức này được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1972 và Ngày Môi trường thế giới đầu tiên được tổ chức vào năm 1973.

 

 

 

 

 

 

 

Mời bạn chia sẻ ý kiến tại đây

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

sctvonline Trang tin nhịp sống hôm nay
scj-shopping Truyền hình cáp SCTV

 

Nguồn: Vietcombank

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...