Hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm đi về đâu?

07:54 - 30/05/2023

Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm có hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất và một nửa trong số đó là nhựa dùng một lần, thế nhưng chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế.

Khoảng 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đang đọng lại ở sông, hồ và biển

Hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm đi về đâu?
Mỗi năm có hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất và một nửa trong số đó là nhựa dùng một lần, thế nhưng chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế. Ảnh: Internet

Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất hằng năm, một nửa trong số đó là nhựa dùng một lần, và chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế. Ước tính khoảng 19-23 triệu tấn rác thải nhựa đang đọng lại ở sông, hồ và biển.

Trước thềm các sự kiện Ngày Môi trường Thế giới 2023 và cuộc đàm phán của Liên hợp quốc tại Paris (Pháp) về Hiệp ước chống ô nhiễm nhựa, ông Eirik Lindebjerg, phụ trách chính sách nhựa toàn cầu của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng kêu gọi “Thế giới cần hành động nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa”.

Ông Eirik Lindebjerg cũng cho biết, cuộc đàm phán về hiệp ước chống ô nhiễm nhựa nhằm phát triển công cụ có tính ràng buộc pháp lý quốc tế về ô nhiễm nhựa, sẽ được Liên hợp quốc tổ chức tại Paris (Pháp) từ ngày 29/5-2/6.

Đây là cuộc họp cuối cùng trước khi các nước thành viên Liên hợp quốc bước vào thảo luận văn bản pháp lý, vì vậy điều quan trọng là các chính phủ cần tham gia cuộc họp với tham vọng lớn và sẵn sàng đưa ra các quy định toàn cầu cụ thể. Ông Lindebjerg kêu gọi đàm phán cần tập trung vào các chi tiết nhằm giải quyết hiệu quả và công bằng vấn đề ô nhiễm nhựa.

“WWF kêu gọi một hiệp ước có thể cấm hoặc nhanh chóng loại bỏ dần các loại nhựa, sản phẩm, hóa chất, phụ gia có nguy cơ cao nhất khỏi chuỗi sản xuất” – Ông Lindebjerg kêu gọi.

Ông cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tái sử dụng và tái chế không độc hại trên quy mô lớn, cũng như vai trò quan trọng của các cơ chế hỗ trợ thích đáng cho việc thực thi hiệp ước, như hỗ trợ tài chính và hợp tác kỹ thuật. Dự kiến các cuộc thương lượng về hiệp ước trên sẽ hoàn tất vào năm 2024.

Việt Nam – Nước có tỷ lệ rác thải nhựa đại dương cao

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 – 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển nhưng chỉ khoảng 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp; trong đó tại TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội, số lượng rác thải nhựa đưa ra môi trường lên đến 80 tấn/ngày.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam là nước có tỷ lệ rác thải nhựa đại dương cao, cộng với ô nhiễm nguồn nước nên dự kiến Việt Nam thiệt hại 3,5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2035, cùng với đó là dự báo biến đổi khí hậu và thiên tai sẽ ảnh hưởng tới 11% GDP của Việt Nam đến năm 2030.

Để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường, Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược. Cụ thể, trong Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi năm 2020 đã chính thức được áp dụng, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Hưởng ứng tháng hành động vì môi trường năm nay, Bộ TN&MT đã đề nghị các đại phương tổ chức tuyên truyền và thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện hiệu quả Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 – 2025” tại Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 5/2/2021; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Đề án “Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam” tại Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ…

Đồng thời, xây dựng ban hành quy định, cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp tái chế. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến để tái chế chất thải nhựa trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa. Thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn.

Thực hiện nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn. Đối với các tỉnh, TP cần có ít nhất 1 mô hình cụ thể về “Chống ô nhiễm nhựa” hiệu quả tại địa phương. Ra quân dọn, xử lý rác tại các điểm đen và ô nhiễm rác thải nhựa ở sông, hồ, bờ biển. Đồng thời, phát hiện, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân và cộng đồng, doanh nghiệp có thành tích, sáng kiến tiêu biểu trong hoạt động bảo vệ môi trường; nhất là giải pháp, sáng kiến giảm rác thải nhựa;…

 

 

 

 

 

 

 

Mời bạn chia sẻ ý kiến tại đây

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Thanh toán hóa đơn SCTV

Công công xuất cung - SCTV9

Không gian lạ - SCTV9

 

Không khoan nhượng - SCTV9 độc quyền và đồng thời với TVB

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...