Thao túng tâm lý, lừa mẹ bằng chiêu 'chuyển tiền cho con'

10:54 - 02/04/2025

Kẻ gian lợi dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những video giả mạo hình ảnh và giọng nói, đánh vào tâm lý phụ huynh hòng chiếm đoạt hàng tỉ đồng.

Chiêu trò "chuyển tiền cho con"

Giữa tháng 3, bà Hạnh (tên nhân vật đã thay đổi, trú Q.Đống Đa, Hà Nội) nhận được tin nhắn từ tài khoản Facebook có tên và ảnh của con trai, với nội dung: "Chuyển 150 triệu đồng cho con vì con đang nợ bạn bè".

Bà Hạnh nghi ngờ, gọi điện qua ứng dụng thì người kia nói lại "con đang bận lắm, nhắn tin đi". Nghe giọng nói giống con trai, người mẹ đã chuyển 150 triệu đồng theo số tài khoản mà kẻ gian cung cấp.

"Sau khi chuyển tiền, người này lại gọi báo "bạn của con đang cần tiền để chữa bệnh, mẹ chuyển cho bạn con 400 triệu đồng nhé". Tôi nhận ra bị lừa và đến cơ quan công an trình báo", bà Hạnh nói.

Cùng kịch bản trên, đầu tháng 3, chị Ngọc (tên nhân vật đã thay đổi, trú xã Xuân Quan, H.Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) bị kẻ gian sử dụng tài khoản Facebook của con gái hiện du học ở Đức, nhắn tin "chuyển tiền cho con". Không chút do dự, chị đã lần lượt chuyển gần 2 tỉ đồng vào tài khoản của "con" mà không biết rằng đã "sập bẫy" kẻ lừa đảo.

Thao túng tâm lý, lừa mẹ bằng chiêu

Thời gian gần đây, lừa đảo bằng công nghệ Deepfake gia tăng (ảnh minh họa)

ẢNH: CƠ QUAN CHỨC NĂNG CUNG CẤP

Trước đó, cuối tháng 11.2024, chị Nguyễn Chi (30 tuổi, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được tin nhắn từ tài khoản Facebook của một người em tên K. với nội dung: "Tài khoản còn tiền không, em mượn lát nữa gửi lại".

Đối phương gửi số tài khoản ngân hàng trùng khớp với họ tên của K. nhằm "tăng hiệu quả lừa đảo".

Chị Chi yêu cầu gọi video để xác minh. Khi cuộc gọi được kết nối, người này chỉ xuất hiện trên màn hình 1- 2 giây mà không nói gì. Cuộc gọi kết thúc sau 7 giây, kẻ gian tắt máy với lý do "đang bận, không thể nói chuyện".

"Nhìn thấy em trai qua màn hình, tôi tin tưởng chuyển 5 triệu đồng vào tài khoản được gửi. Giao dịch vừa hoàn thành, tôi ngay lập tức bị đối phương chặn Facebook. Lúc này, tôi mới nhận ra đã bị lừa đảo", chị Chi nhớ lại.

Luôn nghi ngờ các cuộc gọi

Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) cho biết, thời gian gần đây, nhiều đối tượng xấu lợi dụng công nghệ Deepfake - sự kết hợp giữa "deep learning" (học sâu) và "fake" (giả mạo) - để ghép khuôn mặt, giọng nói... của bất kỳ ai vào bất kỳ nội dung gì, tạo cảm giác như thật.

Từ đó, kẻ gian giả danh bạn bè, người thân nhắn tin, gọi điện để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thao túng tâm lý, lừa mẹ bằng chiêu

Chuyên gia an ninh mạng Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC)

ẢNH: NHÂN VẬT CUNG CẤP

Theo anh Hiếu, để che giấu những sai sót như hình ảnh mờ, âm thanh không khớp, hoặc biểu cảm khuôn mặt thiếu tự nhiên, các đối tượng thường viện cớ "sóng yếu" để nhanh chóng kết thúc cuộc gọi, khiến bị hại không kịp phát hiện.

"Khi nhận cuộc gọi video từ người lạ hoặc có dấu hiệu nghi ngờ, người dùng nên yêu cầu người gọi thực hiện các hành động như quay trái, quay phải hoặc nhe răng để kiểm tra tính xác thực. Điều này giúp phát hiện các cuộc gọi giả mạo sử dụng công nghệ Deepfake", anh Hiếu lưu ý.

Anh Nguyễn Văn Thìn, thành viên nhóm "Chống lừa đảo", cho biết các nghiên cứu đã chỉ ra những người lớn tuổi thường là mục tiêu chính vì họ có thể có nhiều tiền tiết kiệm và dễ tin người hơn. Thanh niên và thiếu niên cũng bị nhắm đến qua mạng xã hội với các hình thức như lừa đảo việc làm, lừa tình và đánh cắp danh tính.

Những người cô đơn hoặc dễ bị tổn thương, chẳng hạn người tìm kiếm sự kết nối, thường trở thành nạn nhân của các vụ lừa tình. Ngoài ra, những người có tài chính ổn định cũng "hấp dẫn" đối với kẻ lừa đảo vì tiềm năng lợi nhuận cao.

Theo anh Thìn, các hình thức lừa đảo phổ biến gồm: lừa đảo chuyển nhầm tiền hoặc lừa đảo mạo danh. Các chiêu trò lừa đảo như "con nhập viện cấp cứu", "chuyển tiền cho con", "người nhà bị tai nạn" hoặc "giáo viên mạo danh" thường đánh vào tâm lý hoảng loạn của phụ huynh, khiến họ rơi vào bẫy trong lúc hoang mang mà không kịp kiểm chứng thông tin.

Để tạo dựng niềm tin, kẻ lừa đảo thường giả mạo là người thân, bạn bè, hoặc đại diện từ tổ chức uy tín. Họ cũng sử dụng thao túng cảm xúc, như tạo cảm giác cấp bách, sợ hãi, hoặc đồng cảm để thúc đẩy nạn nhân hành động nhanh chóng.

"Một chi tiết bất ngờ là các kỹ thuật này không chỉ dựa vào công nghệ mà còn tận dụng tâm lý con người, như sự tin tưởng vào người quen hoặc nhu cầu được giúp đỡ, làm tăng hiệu quả của các vụ lừa đảo", anh Thìn nói.

Cùng là thành viên nhóm "Chống lừa đảo", anh Nguyễn Ngọc Nhật khuyến cáo người dân khi nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi yêu cầu vay, mượn tiền, cần bình tĩnh xác minh, nhất là các cuộc gọi có nội dung cần tiền gấp, chuyển tiền ngay.

Người dân nên gọi qua số điện thoại thông thường hoặc gặp mặt trực tiếp để kiểm chứng, tránh bấm vào các đường link lạ, dù người gửi là những người quen.

Khi chuyển tiền, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin tài khoản ngân hàng để chắc chắn tên người nhận khớp với người dự định chuyển.

"Hãy chú ý những dấu hiệu bất thường trong cuộc gọi video, như khuôn mặt thiếu cảm xúc, âm thanh và khẩu hình không đồng bộ, hoặc ánh mắt và cử động không tự nhiên. Hãy luôn nghi ngờ các cuộc gọi, tin nhắn hoặc email từ nguồn không rõ ràng, đặc biệt khi được yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản hoặc chuyển tiền", anh Nhật cho hay.

 

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

LỊCH PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH

Phụng Hoàng Lâu - SCTV9

Sắc màu - SCTV9

Chốt đơn chị đẹp - SCTV14

Tin nhắn bí ẩn - SCTV9

 

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Kết quả xổ số

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...